Nguồn gốc học thuật Kỳ Môn Độn Giáp là một môn học từ xa xưa ra đời với mục đích tính toán thời điểm hợp nhất Thiên Địa Nhân và Thần. Kỳ Môn Độn Giáp Binh Pháp để tính toán xu hướng năng lượng tập trung về các phương hướng nhất định nhằm hành quân, tiến công về mặt quân sự. Nếu tính toán phương hướng tấn công đúng thời khắc quan trọng khi tất cả năng lượng xấu chiếu về phương vị của đối phương thì có thể dùng 1 quân chọi 100 quân.
Ứng dụng Thuật Kỳ Môn Độn Giáp trong thời hiện đại: Ngày nay thương trường chính là chiến trường, do đó tại Phong Thuỷ Tường Minh (TMFS), chúng tôi giảng dạy lớp ‘KỲ MÔN ĐỘN GIÁP XUẤT HÀNH’ cách áp dụng bộ môn binh pháp cổ điển này vào bối cảnh các cuôc đàm phán, thương lượng, kiện tụng, ký hợp đồng để cho các công ty vừa và nhỏ có thể thương lượng đạt lợi thế cân bằng quyền lực so với những công ty, tập đoàn lớn mà tránh bị tình trạng ‘Cá lớn nuốt cá bé’. Kỳ Môn Đôn Giáp ứng dụng tất cả dựa vào giờ xuất hành, giờ găp gỡ đàm phán, phương hướng xuất hành, địa điểm đàm phán thương lượng, hướng ngồi, vị trí trong phòng và những thủ thuât khai mở năng lượng, cầu xin sự giúp đỡ về tâm linh.
Ứng dụng Kỳ Môn Độn Giáp Binh Pháp trong các trận chiến lịch sử. Lúc trước chúng ta đã từng phân tích chiến dịch 1975 dưới góc độ Kỳ Môn Độn Giáp. Quý vị quan tâm có thể xem lại tại link sau:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1400233650016136&id=913728665333306
Nay xin phân tích tiếp 1 trân chiến kinh điển được ghi nhận trong lịch sử. Đó là trận Xích Bích, một trận chiến giữa Tào Tháo và liên minh Lưu Bị Tôn Quyền. Gia Cát Lượng, một bậc thầy về Kỳ Môn Độn Giáp & Binh Pháp, đã sử dụng kiến thức 1 cách tài tình uyển chuyển để tạo 1 chiến thắng ngoạn mục giữa phe Tào Tháo (800.000 quân) đối đầu với phe Liên Minh Lưu Bị và Tôn Quyền (50.000 quân).
Chữ chạm khắc trên vách núi ở địa điểm được nhiều người cho là nơi diễn ra trận Xích Bích, gần thành phố Xích Bích. Ngày nay thuộc Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc. Các chữ chạm trên đá này đã tồn tại ít nhất một ngàn năm.
Xích Bích – Red Cliff là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền - Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô.
Tuy là một trận đánh lớn có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vị trí chính xác của trận Xích Bích cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Phần lớn các học giả cho rằng Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ nam Trường Giang giữa Tây Nam Vũ Hán ngày nay và Đông Bắc Ba Khâu (nay là thành phố Nhạc Dương). Các thông tin chi tiết nhất về trận đánh được ghi tại phần ghi chép về Chu Du trong tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ. Trận Xích Bích cũng được mô tả rất chi tiết trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (Theo wikipedia)
Đây là nơi diễn ra trận Xích Bích
Câu chuyện được tóm tắt như sau: Tào Tháo đem theo 800.000 quân từ phía Bắc muốn đánh bại liên minh Lưu Bị – Tôn Quyền. Do không quen chiến đấu trên địa bàn sông nước nên quân Tào bị say sóng, Tào Tháo cho neo xích tất cả thuyền lại dẫn đến rất thích hợp để phe Lưu – Tôn dùng hỏa công.Tuy nhiên vào mùa đông thì không thể có gió Đông Nam nên Gia Cát Lượng gieo quẻ và lập đàn cầu xin gió Đông Nam. Kết cục là phe liên minh Lưu Tôn chiến thắng đánh bại quân Tào Tháo và chia giang sơn Trung Hoa lúc bấy giờ thành thế chân vạc gồm 3 thế lực: Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền.
Trước tiên cần phải nói ngay rằng Kỳ Môn Độn Giáp là 1 môn khoa học về dự báo các hiện tượng thiên văn nên việc Gia Cát Lượng lập đàn cầu xin gió Đông Nam chỉ là 1 chiêu trò về chính trị, muốn tạo thêm màu sắc huyền bí, thần thông. Vì bản chất là Gia Cát Lượng đã gieo quẻ từ trước và biết chắc chắn trong thời khắc đó sẽ có gió Đông Nam. Nó cũng tương tự như 1 số thầy gieo quẻ Kinh Dịch, Mai Hoa hay Kỳ Môn dùng chiêu trò dự đoán mưa, bão rồi phán là lập đàn cầu cúng cho mưa bão chuyển sang hướng khác. Vô tình 10 cơn bão trúng được 1 cơn bão chuyển hướng, hay ngày hôm đó không mưa thì nhận là công trạng của mình. Chỉ có người hoang tưởng mới đi tin vào tay nghề của những thầy vớ vẩn kiểu đó.
Vì sao Gia Cát Lượng đoán biết sẽ có gió Đông Nam vào thời khắc đó? Nhìn vào Kỳ Môn Độn Giáp Thời Bàn lúc xảy ra sự viêc sẽ thấy rõ:
* Cung Đông Nam có: thiên bàn Tân, địa bàn Tân, Tứ lục tinh, sao Thiên Phụ, thần Cửu Thiên và Thương Môn.
Sao Thiên Phụ biểu thị cho hiện tượng tự nhiên là Phong tức gió lớn.
Cung Đông Nam quẻ Tốn đại diện cho gió.
Tử Bạch Tinh Tứ Lục hành Mộc biểu thị cho gió.
Thần Cửu Thiên gốc tại Càn cung, biểu thị sức mạnh to lớn tối đa.
Tất cả đều phục ngâm biểu thị sức mạnh to lớn, khó lòng thay đổi được cách cục.
Như vây sự kết hợp giữa Thiên Phụ, Tốn cung, Tứ Lục và Cửu Thiên chắc chắn sẽ có gió to đến từ hướng Đông Nam.
Tân Tân là cách cục Thiên Địa Phục Ngâm Tương Khắc biểu thị Hỏa Kim khắc nhau, một trong 4 cục Tự Hình theo Kỳ Môn Lưu Bá Ôn rất tốt cho việc gài nội gián trá hàng. Thực tế thì mưu mẹo neo thuyền chiến là do Hoàng Cái – tướng của Chu Du giả vờ hàng Tào Tháo tư vấn cho và đồng thời gửi hàng chục thuyền chất đầy củi, dầu giả vờ hàng Tào nhưng thực chất là để sẵn sàng hỏa công.
Phía Tào Tháo đóng quân ở khu vực Tây Bắc, chúng ta hãy cùng xem cung Tây Bắc vào giờ Tý ngày trận chiến Xích Bích:
* Cung Tây Bắc có: thiên bàn Kỷ, địa bàn Kỷ, sao Thiên Tâm, Kinh môn, tử bạch sao Lục Bạch và thần Lục Hợp.
Kỷ Kỷ là cách cục Địa Hộ Phùng Quỷ biểu thị âm mưu bất chính sẽ thất bại, đất bị ma ám.
Lục Hợp ám chỉ sự vui vẻ, hài hòa, ổn định biểu thị lúc này các chiến thuyền của Tào Tháo đang được neo xích lại và Tào Tháo đang mở tiệc ngắm trăng.
Thiên Tâm và Lục Bạch biểu thị người có chức vụ cao, đó là Tào Tháo – lúc này đang nắm giữ vị trí thừa tướng triều Hán.
Kinh môn biểu thị sự kinh ngạc, sợ hãi, hoảng loạn – tinh thần của quân Tào khi bất ngờ bị tấn công vì Tào Tháo vẫn chủ quan cho rằng trong mùa Đông thì không có thể có gió Đông Nam để Lưu – Tôn dùng hỏa công.
Theo bí quyết của Lưu Bá Ôn thì sự việc xảy ra trong cung giờ này chính là hỏa công, và ý trời đã thuận cho phe Lưu Tôn được lợi thế.
Ngoài ra, nếu chỉ có dùng Hỏa Công mà chiến thắng thì như vậy công sức bày binh bố trận của Gia Cát Lượng há chẳng phải bị đánh giá quá thấp hay sao?
Quân Tào sau đó rút về phía Tây, cung Tây Đoài có: thiên bàn Mậu, địa bàn Mậu, sao Thiên Trụ, Tử Môn, thần Câu Trần, tử bạch 7.
* Mậu Mậu là cục Phục Ngâm Cự Sơn – rất xấu.
* Thiên Trụ biểu thị sự bế tắc, không linh hoạt, dừng lại.
* Tử Môn biểu thị đi về đây là cửa chết, không còn đường sống.
* Câu Trần và tử bạch Thất Xích biểu thị lực lượng đối kháng mưu mẹo, chiến đấu quyết liêt.
Găp phục binh tại phía Tây, Tào Tháo phải cho tàn quân rút về phía Bắc thì lại găp 1 toán quân dẫn đầu bởi Quan Vũ do Khổng Minh bố trí chờ sẵn tại đây.
Tại cung Bắc có: thiên bàn Đinh, địa bàn Đinh, sao Thiên Bồng, Khai Môn, thần Thái Âm và nhất bạch tinh.
* Đinh Đinh là cục Kỳ Nhập Thái Âm, tưởng tốt nhưng lại không quá tốt, chỉ tốt cho phục binh nhưng không tốt cho tấn công.
* Thiên Bồng và Thái Âm thuận lợi cho âm mưu, đánh úp, phục binh.
* Điểm trừ ở đây đó là Quan Vũ sinh năm Ngọ, tháng Ngọ, ngày Ngọ và giờ Ngọ và cung phía Bắc thuộc Tý lại có Khai Môn và nhất bạch tinh chủ nên Quan Vũ sẽ mở lối thoát (Khai môn) cho Tào Tháo đi. Một người như Gia Cát Lượng tính toán chi tiết dĩ nhiên không thể phạm sai lầm như vậy, nếu ông cho Trương Phi – sinh năm Tý, tháng Tý, ngày Tý và giờ Tý rất mạnh về hành Thủy phục binh tại phía Bắc - đây chắc chắn số phận của Tào Tháo đã khác và cục diên Tam Quốc đã thay đổi rất nhiều. Ở đây chỉ có thể giả thuyết như La Quán Trung đã nói là Gia Cát Lượng đã tính toán nhiều điều ẩn tình sâu sa khác.
* Theo lời bình của Lưu Bá Ôn cho cách cục này đó là: Gia Cát Lượng đã sắp xếp để cắt đứt duyên nghiệp nhân quả về sau của Quan Vũ (chúng tôi sẽ chỉ hướng dẫn phần xem quả báo trong Kỳ Môn cho học viên lớp Kỳ Môn Cao Cấp).
Phục ngâm toàn bàn nhưng phản ngâm tại cung Bắc chứa đựng ẩn tình sâu xa trong sự sắp xếp của Gia Cát Lượng Khổng Minh.
Hy vọng bài viết này đã chia sẻ 1 phần kiến thức Kỳ Môn Đôn Giáp áp dụng vào trận pháp dưới góc độ áp dụng bởi bậc kỳ tài Gia Cát Khổng Minh.
Tuy nhiên kiến thức Kỳ Môn dưới thời của Gia Cát Lượng (năm 208) vẫn còn nặng về Đạo Giáo nên thiếu sót những kiến thức chiêm tinh học quý báu mà mãi về sau Trung Quốc mới được tiếp nhận vào thời nhà Đường sau khi pháp sư Huyền Trang (năm 645) đem từ Ấn Độ về và sau này được Lưu Bá Ôn viết rõ lại trong sách vở về Kỳ Môn Độn Giáp Lưu Bá Ôn. Công sức của Lưu Bá Ôn là rất lớn khi tích hợp lại cả yếu tố Đạo Giáo (âm dương, ngũ hành, thiên địa nhân, thần) và Phật Giáo (duyên nghiệp, nhân quả, luân hồi) vào trong Kỳ Môn Độn Giáp Lưu Bá Ôn.
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương
Tường Minh Phong Thuỷ