• Trang chủ
  • /
  • Tin tức
  • /
  • Hướng Dẫn Cầu Nguyện Trong Dịp Tiết Thanh Minh 4/4/2025 – Thành Tâm Hồi Hướng Tổ Tiên
Hướng Dẫn Cầu Nguyện Trong Dịp Tiết Thanh Minh 4/4/2025 – Thành Tâm Hồi Hướng Tổ Tiên
21/03/2025

Tiết Thanh Minh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa tâm linh của người Việt, người Hoa và nhiều nước Á Đông. Đây không chỉ là dịp để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, mà còn là cơ hội để mọi người cùng hướng về cội nguồn, vun bồi phúc đức cho gia đình. Xem hướng dẫn cầu nguyện Tiết Thanh Minh dưới đây để gia đình mình có thể chuẩn bị chu đáo, thành tâm hồi hướng tổ tiên nhé!

Hướng Dẫn Cầu Nguyện Trong Dịp Tiết Thanh Minh 4/4/2025 – Thành Tâm Hồi Hướng Tổ Tiên

Tiết Thanh Minh (4/4 - 19/4/2024) cũng là thời điểm tốt cho việc cầu nguyện. Nên lấy 19h ngày 4/4/2025 cầu cho gia đạo ổn định, quốc thái dân an.

Chuẩn bị lễ cúng dịp Tết Thanh Minh 4/4/2025

- Trà

- Rượu gạo

- 1 đến 3 chén cơm đã nấu chín

- Bộ Tam Sinh (三牲) gồm: Tôm, thịt Lợn (Heo), trứng Vịt

- Bạn cũng có thể bày những món ăn yêu thích của người quá cố.

- Các loại trái cây (mùa nào thức nấy)

- Giấy mộ và giấy vàng mã.

- Các đồ cúng bằng giấy như tiền âm phủ, thỏi vàng và bạc, rương kho báu, người giúp việc bằng giấy, một ngôi nhà, một chiếc ô tô hoặc đồ công nghệ hiện đại như máy tính bảng, điện thoại di động, máy tính xách tay hay thậm chí là máy ảnh DSLR – bất cứ thứ gì mà người quá cố sẽ sử dụng khi còn sống hoặc người thân trong gia đình muốn chia sẻ với người đã khuất.

- 6 cặp nến đốt ngoài trời (bạn cũng có thể sử dụng nến bơ hoặc đèn dầu).

- 1 bộ 3 cây nhang lớn (lớn bằng 1 gói nhang thường). Gỗ đàn hương là tốt nhất nhưng cũng có thể sử dụng các loại nhang cầu nguyện khác.

- Hoa quả, nhang đèn để dâng hương trước cho Thần linh hay được gọi là Thổ Địa Công.

- Bát hương để cắm nhang.

 Phong Điều Phù dành riêng cho dịp Thanh Minh

Các bước thực hiện nghi thức cầu nguyện trong Tiết Thanh Minh 

Tháng 4 Nguy Hiểm - Nên Cầu Nguyện Trong Tiết Thanh Minh

 Ảnh minh họa

Ngày nay, phần lớn các ngôi mộ đều được đặt trong nghĩa trang, vì vậy chúng ta cần thực hiện nghi thức như sau:

Bước 1: Khi đến khu nghĩa trang, trước tiên bạn cần dâng hương trước cho Thần linh hay được gọi là Thổ Địa Công. Một số nghĩa trang sẽ có Địa Tạng Vương Bồ Tát (大願地藏菩薩). Lễ vật ở đây thường là 5 loại trái cây, một đôi đèn cầy và mỗi người 3 nén hương.

Bước 2: Khi đến mộ tổ tiên, bạn nên bắt đầu bằng việc dọn dẹp mộ và khu vực xung quanh như dọn dẹp tất cả mảnh vụn và cỏ dại ở khu vực mộ. Bạn cũng có thể sơn lại chữ viết trên bia mộ. Quá trình này được gọi là Thanh Phần (清墳).

Bước 3: Đặt giấy vàng mã lên trên cùng của bia mộ, vì điều này tượng trưng cho việc thay ngói mới cho mộ hoặc Quách Chí (掛紙).

Bước 4: Nếu có bia Hậu thổ tại ngôi mộ thì nhớ cúng cho Hậu thổ bằng những lễ vật gồm có trà, rượu gạo, hoa quả, nhang đèn cùng với giấy cúng.

Bước 5: Sắp xếp các lễ vật cho tổ tiên của bạn bắt đầu từ bia mộ trở ra.

Bước 6: Thắp một cặp nến ngoài trời và đặt ở cả hai bên của bát hương.

Bước 7: Người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp 3 nén nhang lớn và lạy 3 lạy trước mộ như thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Sau khi hoàn thành, đặt các cây nhang vào trong lư hương.

Bước 8: Trình tự theo tuổi (từ lớn đến nhỏ) của các thành viên còn lại trong gia đình, mỗi người dâng 3 cây nhang và vái 3 lạy.

Bước 9: Đốt các lễ vật bằng giấy cho tổ tiên.Tất cả các lễ vật thực phẩm được các thành viên trong gia đình chia nhau. Điều này thể hiện cho việc hưởng phước lành từ tổ tiên.

Nếu hỏa táng tổ tiên thì thủ tục cũng như vậy, chỉ trừ việc rải giấy vàng mã lên bia mộ và dâng hương cho Thần linh (Thổ Địa Công).

Một số lưu ý quan trọng

- Đối với những ngôi mộ mới dưới một năm, nghi lễ Thanh Minh phải thực hiện sau 15 đến 20 ngày Thanh Minh chính thức.

- Đối với những người chết non, chết yểu chỉ nên dùng nến trắng và nhang cắm xanh (Nến Trung Quốc với lời tốt lành, mô-típ Rồng phượng và nhang Rồng KHÔNG phù hợp với những nghi lễ như vậy).

- Cha mẹ không nên thực hiện các nghi lễ Thanh Minh cho phần mộ của con mình. Vì việc người lớn bày tỏ lòng kính trọng đối với người nhỏ tuổi là không đúng.

- Phụ nữ đang có kinh nguyệt nên tránh tiết Thanh minh. Vì về mặt tâm linh, năng lượng dương của phụ nữ có kinh nguyệt là yếu nhất và có thể bị những năng lượng âm tác động gây ảnh hưởng đến sức khỏe,..

- Phụ nữ mang thai cũng nên tránh viếng mộ để tránh tiếp xúc với những linh hồn lang thang.

- Hãy dâng hương cho những ngôi mộ lân cận như một lễ vật bình an.

- Hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Không sử dụng những từ thô tục hoặc đưa ra những nhận xét tiêu cực như “thật lãng phí khi chết trẻ, đẹp trai, xinh đẹp,...”. Những hành động như vậy có thể thu hút sự chú ý không mong muốn từ các linh hồn xung quanh.

- Xác định rõ lối đi vì đối với những nghĩa địa cũ các ngôi mộ có thể rất gần nhau. Thế nên bạn phải đảm bảo rằng bạn không bước qua hoặc ngồi trên mộ của người khác. Đặc biệt, phải nói “xin lỗi” nếu bạn cần đi ngang qua một ngôi mộ khác.

Thanh Minh là thời điểm tốt nhất để thực hiện các nghi lễ trả nợ nghiệp, tích lũy công đức thay cho tổ tiên để họ có thể đạt được niết bàn. Vì vậy, nhiều ngôi chùa và tu viện thường tiến hành Lễ cầu siêu trong mùa này. Các hoạt động tích lũy công đức khác bao gồm bố thí và y phục mới cho các nhà sư, làm từ thiện nhân danh tổ tiên của bạn.


Trên đây là chia sẻ về Các bước thực hiện nghi thức cầu nguyện trong Tiết Thanh Minh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để ứng dụng vào thực hành Phong thủy, cầu nguyện bình an, thuận lợi cho gia đạo.

Vì sự thịnh vượng của cộng đồng,

Nguyễn Thành Phương