Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)
18/10/2022

Phong thủy âm trạch - Trong các hình thức táng hài cốt từ ngày xưa đến nay trên khắp thế giới thì có 5 hình thức: kim táng, thủy táng, mộc táng, hỏa táng, thổ táng.

Kim Táng hay còn gọi là Thiên Táng – Điểu Táng: tức táng phần hài cốt của người đã mất lên trời. Theo người Tây Tạng, Ấn Độ thì người đã mất thì linh hồn đã tái sinh, phần cơ thể là vô thường nên được bố thí cúng dường cho loài chim ăn thịt. Hình thức này thích hợp với những người quan niệm thân xác là vô thường như người Ấn Độ hay có lối sống du mục, này đây mai đó chứ không có nhà ở cố định như người Tây Tạng.

Gọi là Kim Táng hay Thiên Táng vì vốn dĩ thân xác người được đem lên những đỉnh núi cao và chui vào trong bụng chim bay lên trời.

Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)

Điểu Táng

Thủy Táng: tức thả xác xuống lòng sông. Hình thức này phổ biến ở những người sống cuộc sống trên thuyền, sông nước, nay đây mai đó. Người Viking hay người Ấn Độ (vốn thờ phụng sông Hằng) cũng thường yêu thích hình thức này.

Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)
Thủy táng trên sông Hằng

Mộc Táng: tức đem xác  vào trong rừng sâu, treo lên cây cao. Hình thức này phổ biến ở các dân tộc sống trong rừng sâu như Tây Nguyên.

Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)

Mộc táng trên cây

Trong các hình thức táng thì cho đến nay, phổ biến nhất trên thế giới vẫn là Hỏa Táng và Thổ Táng (hay còn gọi là Mai Táng). Và chỉ có Địa Táng/Thổ Táng tức chôn dưới đất thì mới có thể áp dụng Phong Thủy âm trạch 1 cách tốt nhất.

Thổ Táng – Mai Táng – cốt lõi nhất của hình thức này là để cho thân xác từ từ phân hủy về với tro bụi trái đất.

Đó là vì xét theo quan niệm người xưa thì Cha Trời, Mẹ Đất. Thân xác con người do mẹ sinh ra nên khi chết lại được chôn về trong lòng mẹ thiên nhiên (không phải ngẫu nhiên mà tiếng Anh cũng gọi trái đất là Mother Earth chứ không phải là Father Earth) là hợp lẽ thường.

Trong các phần cơ thể của người đã khuất thì lông tóc phân hủy trước, sau đến thịt, sau đó đến xương. Cho đến nay các nhà khoa học đã thống kê được để 1 bộ xương phân hủy hoàn toàn thì tùy thuộc vào loạI đất, độ ẩm, vi sinh vật….mà mất ít nhất là 100 năm cho đến 1 triệu năm. Rất nhiều trường hợp nhiều phần xương , nhất là đầu lâu có thể tồn tại 4 -5.000 năm là bình thường.

Về mặt lý thuyết thì phần xương cốt của ông bà dù chôn đã rất lâu vẫn có ảnh hưởng đến con cháu nhưng dĩ nhiên qua thời gian càng lâu, trên 3 thế hệ thì ảnh hưởng đã rất yếu mà không còn cần phải lo lắng.

 Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)

Con người được tạo nên từ tinh cha huyết mẹ

Theo người xưa thì cơ thể con người được cấu thành từ tinh cha, huyết mẹ hay dùng ngôn ngữ hiện đại thì đó là tinh trùng từ người cha, trứng từ người mẹ. Tinh cha hình thành nên xương cốt trong khi người mẹ thì cho máu, huyết, da thịt bồi đắp. Do đó theo nguyên lý tương ứng hỗ tương thì xương lâu phân hủy nhất nên ảnh hưởng của mộ phần người cha hay bên nội là rất lâu dài, bền bỉ nhưng chậm thấy hơn ; ngược lại là ảnh hưởng của mộ phần người mẹ hay bên ngoại là rất mạnh mẽ nhưng lại ngắn hạn không kéo dài lâu vì da thịt thì mau bị phân hủy hơn.

Đó cũng là nguyên nhân sâu xa vì sao người Trung Hoa luôn cho rằng con gái là nữ sinh ngoại tộc vì mộ phần của mẹ, bà nội, bà ngoại không giúp ích được lâu dài cho con cháu bằng bố, ông nội, ông cố….

Lịch sử đã cho thấy 2 trường hợp điển hình của 2 nhân vật nổi tiếng của lịch sử Trung Quốc cận đại, đó là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông nhờ được mộ của ông phát mà hầu như đường quan lộ, trở thành 1 vị “hoàng đế” đứng đầu đất nước khổng lồ không hề gặp nhiều khó khăn, tất cả đối thủ đều dễ dàng bị khống chế. Ngược lại, Đặng Tiểu Bình chỉ nhờ mộ của mẹ nên dù rất tài năng nhưng cuộc đời quá nhiều thăng trầm và phải đợi đến khi sau khi họ Mao qua đời mới có thể trở thành nhân vât quyền lực số 1 của TQ.

Và cũng theo nguyên lý âm dương tương hỗ, nên nếu loại bỏ mọi việc tính toán Phong Thủy mộ phần chi tiết, thì thông thường nguyên lý ảnh hưởng đến đời sau được gói trong khẩu quyết nghe qua có vẻ rất quen thuộc “Con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ”. Chữ Đức ở đây không phải là chỉ đạo đức như nhiều người thường nghĩ mà thực chất là Đức còn có 1 nghĩa cổ là Năng Lượng Bên Trong Chuyển Hóa Theo Ngũ Hành, 五行说指的旺气.Câu này không phải là chỉ nói vấn đề đạo đức, lễ nghĩa mà sâu xa hơn đó là nguyên lý phong thủy âm trạch. Đó là Âm Dương đối nghịch nhưng lại không mâu thuẫn mà hòa hợp lẫn nhau.  Nghĩa của câu này là thông thường nếu như không có sự tính toán về Phong Thủy mồ mả mà chỉ chôn cất bình thường thì mộ phần của người cha dễ phát cho cho con gái, dòng thứ; trong khi mộ phần của người mẹ dễ phát cho con trai, dòng trưởng.

Ngược lại, nếu như chẳng may sẩy thai, con mất sớm trước cha mẹ thì cha mẹ cũng nên thờ cúng, mai táng ở nơi đất Phong Thủy tốt. Vì đó chính là tinh huyết của mình, nếu như táng ở nơi đất Sinh Khí tốt thì ngược lại phần cốt nhục đó cũng giúp ích cho bố mẹ được nhiều thuận lợi, may mắn, sức khỏe. Tránh một số quan niệm sai lầm rằng chỉ có người trẻ thờ cúng người lớn, bậc cao quý hơn, không cúng kiến thờ người nhỏ hơn. Còn nếu ngại trẻ con còn nhỏ tuổi mà chung ban thờ với các ông bà, cụ kỵ thì có thể đặt 1 bát hương bà cô ông mãnh riêng.

>>> Xem thêm: Tại sao nên đặt mộ ở ruộng?

Quay trở lại với hình thức Hỏa Táng và Địa Táng thì thông qua quá trình Địa Táng thì cơ thể của người đã mất vốn mang cùng ADN với người còn sống nên mối quan hệ “Nhất Gia Cốt Nhục” sẽ hấp thu năng lượng Sinh Khí của vùng đất đó mà truyền đi nguồn năng lượng tốt đó cho người còn sống khiến cho người còn sống được hấp thu năng lượng tốt nên luôn luôn khỏe mạnh, sức khỏe sung mãn, đầu óc thông minh sáng suốt, ra những quyết định kinh doanh, làm việc, học tập luôn đạt hiệu suất cao, thành công. Chỉ có hình thức chôn dưới lòng đất mới mang lại hiệu quả cho Phong Thủy âm trạch đó là vì đất chính là vì trái đất là một quả cầu nhiễm từ trường, mà bản thân mỗi con người chúng ta ai cũng có từ trường bản thân riêng biệt; và dòng từ trường của bản thân những người chung huyết thống (ông bà cha mẹ con cháu) sẽ chung tần số và sẽ bắt được những tín hiệu này mà người không chung dòng máu sẽ không bắt được.

Ví dụ đơn giản là tất cả người nhà ông, cha, con cái – mỗi người là một chiếc điện thoại di động đều sử dụng chung 1 mạng viễn thông 3G (3 thế hệ – 3 generation) họ Trần (có nhiều mạng họ Nguyễn, họ Lê…giống như mạng Vina, Mobi, Viettel). Tuy mỗi người sử dụng 1 SIM có số khác nhau nhưng đều chung đầu số là 098. Ngày chôn cất cho ông nội cũng xuống lòng đất ở nghĩa trang Văn Điển hay Bình Hưng Hòa cũng chính là ngày trong mạng viễn thông họ Trần có thêm 1 trạm phát sóng đặt tại Văn Điển hay Bình Hưng Hòa.

Dĩ nhiên nếu trạm phát sóng của mạng này đặt tại khu vực đất không tốt (ẩm thấp, gần biển, đất quá chua hay quá kiềm…), thì nhà mạng sẽ dễ bị nhiễu sóng, rớt sóng do xương cốt dễ bị ăn mòn, phá hỏng. Mà khu vực Văn Điển hay Bình Hưng Hòa thì dĩ nhiên không phải là nơi lý tưởng để đặt trạm phát sóng do đó mặc dù nghĩa trang của ông bà gần nhà con cháu (ở nội thành Sài Gòn, Hà Nội) nhưng bắt sóng vẫn kém, và có khi bắt nhầm sang sóng FM, radio VOH báo kẹt xe.

Nếu chịu khó dời mộ phần sang nơi rừng núi đất có sinh khí núi sông tốt, dù có xa nhà nhưng tựa như trạm phát sóng này được đặt tại Mỹ, hệ thống server mạnh, cáp quang tốc độ cao thì dù có xa nhưng con cháu bắt sóng 3G được vẫn tốt. Do đó nên nếu mộ phần được đặt ở nơi Phong Thủy mồ mả tốt thì dù con cháu có ở xa ngàn dặm như đi định cư ở Mỹ, Úc hay khắp nơi trên thế giới thì vẫn làm ăn khấm khá (tựa như mộ phần nhà chú Hỏa, ngày xưa phần mộ đặt tại Bình Dương; con cháu đi nhiều nước trên thế giới vẫn phát triển tốt).

Dĩ nhiên là chỉ những con cháu của chính dòng họ, ông bà đó thì mới được hưởng đặc quyền này; tựa như điện thoại đặc biệt được đặng ký password riêng; tựa như bạn muốn “xài chùa” wifi nhà hàng xóm nhưng không thể biết được password 3G được cấp riêng cho các máy này. Mộ phần dòng họ nào thì con cháu dòng họ đó được hưởng hay là “bị xấu” (nếu mộ phần có Phong Thủy âm phần xấu) chứ người khác dòng máu sẽ không bị ảnh hưởng (trường hợp dâu, rể, con nuôi…cũng không bị ảnh hưởng vì không chung cốt nhục).

Thế hệ càng gần thì ảnh hưởng càng lớn, còn thế hệ càng xa thì ảnh hưởng yếu dần. Ví như phong thủy mộ phần cha thì ảnh hưởng lớn đến con cái chứ mộ phần ông nội thì ảnh hưởng kém hơn cho cháu, cũng tương tự như vậy là mộ phần của cụ, kỵ nhiều đời thì ảnh hưởng lại càng kém. Dĩ nhiên đó là nếu như các mộ phần này đều được tính toán Phong Thủy âm trạch tốt như nhau; chứ nếu mỗi mộ phần lại để rải rác ở các nơi, có chỗ tốt, chỗ xấu thì khó tránh khỏi ảnh hưởng xấu làm cho các mộ phần tốt tác dụng kém. Do đó thông thường nếu như có điều kiện thì nên quy tập mộ phần của tất cả mọi người trong họ về một nơi và tập trung quy hoạch khu đó cho có Phong Thủy âm phần tốt thì sẽ là phước ấm cho nhiều thế hệ con cháu. Việc này tốt hơn nhiều so với việc gia đình có tiền, có vốn để lại cho con; vì vốn phước đức này là muôn đời; như người xưa có câu “Có Đức mặc sức mà ăn”, có nghĩa là nếu ông bà, cha mẹ để lại “Đức” (có năng lượng vượng khí truyền lại) cho con cái thì mặc sức mà làm ăn, cố gắng đều được hỗ trợ may mắn.

Hỏa Táng lại là hình thức dùng lửa thiêu đốt xác thịt để rồi thờ cúng tro cốt người đã khuất.

Phong Thủy Mộ Phần Âm Trạch – nên Thiêu hay Chôn? (Phần 1)

Hình thức hỏa táng

Thực chất thì việc dùng lửa đã làm thiêu đốt phần Khí năng lượng ADN của ông bà truyền lại cho con cháu. Tùy theo thời gian đốt, nhiêt độ lò thiêu, đốt đến xương, hay đốt đến tro mà năng lượng Khí này còn lại nhiều hay ít. Nếu được lựa chọn thì chỉ nên thiêu đốt phần xác thịt chứ không nên thiêu cả phần xương cốt. Lưu ý một điều rằng năng lượng Khí trong Phong Thủy nói chung và phong thủy âm trạch nói riêng ưa Thủy mà rất kỵ Hỏa vì Hỏa thiêu đốt Khí. Quách Phác từ cách đây gần 2.000 năm trong quyển Táng Thư (sách về việc chôn cất) đã nói “Khí gặp nước thì tụ, gặp gió thì tan”, “Khí là mẹ của Thủy”, “Thổ tàng Khí”. Ngày nay chúng ta vẫn thấy khi động quan, chôn cất hay cải táng đều cố gắng tránh ánh nắng mặt trời.

Sau khi hỏa táng xong thì có 2 cách: 1 là chôn xuống đất; 2 là đưa vào nhà linh để thờ phượng. Việc đưa hũ cốt đã hỏa táng vào nhà linh tức là đã tách Địa Khí khỏi ảnh hưởng đến tro cốt nhưng cũng cần xét vị trí số tầng có lợi, quá thấp, quá cao đều không tiếp nạp Thiên Khí tốt; ngày giờ nhập cốt vào ô (tựa như nhập trạch), hướng độ có gặp Ngũ Hoàng, Tam Sát; phân kim như thế nào để vẫn thu sơn xuất sát được từ địa hình loan đầu xung quanh, thủy lai khứ, ảnh hưởng tốt cho con cháu…

Lưu ý một điều rằng nếu đã hỏa táng thì phần tro cốt cũng nên đặt ở khu nhà tro cốt của chùa hay nghĩa trang chứ không nên đem về đặt ở bàn thờ nhà. Vì như đã giải thích ở bài trước là Âm Dương là 2 lẽ khác biệt, nhà ở là dành cho người còn sống; con cháu không sợ ở quá xa “trạm phát sóng” mà chỉ cần “trạm phát sóng” ở khu vực tốt thì vẫn có thể bắt sóng được tốt.

Ngày xưa Cao Hoàng Đế, Thái Tổ của triều Mãn Thanh được hỏa táng trước sau đó mới đem chôn nhưng triều đại nhà Thanh vẫn thịnh phát được những 12 đời vua nên Hỏa Táng cũng không phải là hoàn toàn xấu về Phong Thủy mồ mả; tuy nhiên tác dụng vẫn kém hơn Địa Táng.

Có một số trường hợp đặc biệt trong Phong Thủy Âm Trạch thì hài cốt của người đã mất phải nên Hỏa Táng trước khi chôn nhưng đa phần là không nên hỏa táng vì sẽ thiêu đốt Khí.

Nói tóm lại, trong các hình thức an táng thì mai táng hay chôn cất là hình thức tốt nhất về Phong Thủy âm trạch từ xưa đến nay và được toàn thế giới (từ Âu sang Á) áp dụng; sau nữa là đến Hỏa Táng.

>>> Xem thêm: Phong thủy âm trạch - mộ phần (video)

Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương

Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA

Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy - Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)

Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)

Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ

Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…

4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.

Địa chỉ văn phòng: A4 Đường D7, Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng đài Số điện thoại: 0981.229.461

Hộp thư điện tử: lienhe.tmfs@gmail.com

Chuyên mục khác có thể bạn quan tâm: