Đàm Dưỡng Ngô vào năm 19 tuổi, học kiến thức phong thủy Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường với Dương Cửu Như (người cháu họ của Chương Trọng Sơn). Lúc đó ông dùng kiến thức Huyền Không Phi Tinh để làm Âm Trạch và Dương Trạch. Sau đó năm 30 tuổi, khoảng 1922 thì ông mở trường giảng dạy Huyền Không Phi Tinh tại Thượng Hải. Vào năm 1923 & 1924, ông cho xuất bản sách Đại Huyền Không Lộ Thấu, Huyền Không Thực Nghiệm.
Cùng thời điểm đó thì Thẩm Trúc Nhưng sau khi cố gắng giải thích Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường theo cách hiểu của ông. Ông cho xuất bản sách Thẩm Thị Huyền Không Học. Đồng thời cũng mở trường giảng dạy phong thủy Huyền Không Phi Tinh áp dụng cho Âm Trạch và cả Dương Trạch. Như vậy đương thời cùng 1 lúc có 2 người cùng giảng dạy về Huyền Không Phi Tinh của phái Vô Thường. 1 người được chân truyền là Đàm Dưỡng Ngô và 1 người theo phái tự học của bản thân là Thẩm Trúc Nhưng.
Về phần Đàm Dưỡng Ngô thì năm 40 tuổi, ông vô tình gặp được 1 đạo sĩ là Lý Kiền Hư ở Hồ Nam và được vị này giảng dạy cho kiến thức phong thủy mà vị này học được từ Tằng Hoài Ngọc (Nguyên Không Pháp Giám). Sau khi nghiên cứu thì Đàm Dưỡng Ngô công khai xin lỗi là theo ý kiến của ông là Huyền Không Phi Tinh chỉ nên dùng cho Dương Trạch mà không nên được dùng cho Âm Trạch. Về nội dung của lá thư xin lỗi này thì nhiều người đời sau lại không hiểu nên cứ diễn dịch là Đàm thị xin lỗi là Huyền Không Phi Tinh không đúng.
Sau đó Đàm Dưỡng Ngô tiếp tục công bố về 6 phương pháp. Theo ông, Lục Pháp này có thể được dùng để áp dụng kèm với Huyền Không Phi Tinh và Huyền Không Đại Quái. Lưu ý rằng khi dùng chữ Lục Pháp có nghĩa là 6 phương pháp trong Huyền Không. Không có nghĩa là 1 trường phái độc lập do đó nên Đàm Dưỡng Ngô trình bày ý tưởng của mình trong quyển sách Huyền Không Bổn Nghĩa – tức ông cố gắng giải thích ý nghĩa ban đầu của Huyền Không theo luận giải của riêng ông.
Tất cả tác phẩm Huyền Không Bổn Nghĩa của Đàm Dưỡng Ngô gần như dùng để giải thích Thanh Nang Áo Ngữ, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Thiên Ngọc Kinh của Dương Quân Tùng. Trong đó gần như 80% nội dung là chỉ để giải thích Thanh Nang Áo Ngữ với các thuật ngữ như Thư Hùng, Huyền Không, Kim Long, Thành Môn….Và họ Đàm cố gắng giải thích 4 câu đầu tiên bí ẩn của Thanh Nang Áo Ngữ là:
Tuy nhiên Thanh Nang Áo Ngữ ngày xưa lại có nhiều bản. Bản gốc mà ông Lý Định Tín của Ngọc Xích Đường Cống Châu giảng giải chỉ có 16 câu. Còn nhiều bản lại bao gồm tới 44 câu, và đặc biệt là bản do Tưởng Đại Hồng chú giải là dựa trên 44 câu này và có khác biệt rõ ràng trong 4 câu đầu tiên lại là:
Riêng về Đàm Dưỡng Ngô thì thậm chí còn đổi luôn là “Giáp Quý Thân, Tham Lang nhất lộ hành” chứ không phải “Càn Giáp Đinh, Tham Lang nhất lộ hành” để phù hợp với câu giảng nghĩa của mình.
Chỉ riêng 1 bí quyết Thanh Nang Áo Ngữ mà có đến ít nhất 3 bản khác nhau, rồi 3 người giải thích, theo Lý Định Tín là phái Tam Hợp, theo Tưởng Đại Hồng là Đại Quái, rồi đến cả Đàm Dưỡng Ngô là giải thích theo Lục Pháp. Vậy thì rốt cuộc là chỉ có 1 người ngày xưa là Dương Công (đã mất rồi) viết ra, còn các trường phái phong thủy khác nhau qua các thời đại thì thay nhau giải thích đủ kiểu, thậm chí sửa luôn cả các bản gốc để phù hợp với lý thuyết của mình thì thật sự là có nhiều điều khiên cưỡng, chưa thuyết phục.
Đó là chưa kể là lý thuyết Lục Pháp của họ Đàm lại có một số mâu thuẫn rất rõ ràng từ việc sơn vận và thủy vận không giống nhau. Nếu không giống nhau thì làm sao có thể đạt được “Tiên Thiên Thể, Hậu Thiên Dụng” như “Sơn Trạch thông khí, Thiên Địa định vị, Thủy Hỏa bất tương xạ…” lý tưởng như ban đầu đã đề ra.
Từ lúc học đến lúc đúc rút lý thuyết để in ra sách Huyền Không Bổn Nghĩa của Đàm Dưỡng Ngô chỉ có vài năm nên thật sự thời gian để lý thuyết này chứng nghiệm về thực tiễn áp dụng chưa cao và cũng chưa có nhiều công trình thành công khi ứng dụng 100% theo Lục Pháp mà không áp dụng kèm với Phi Tinh hay Đại Quái nên rất khó nói về độ chính xác của Huyền Không Lục Pháp khi áp dụng độc lập.
Đó là chưa kể những vị học trò của Đàm Dưỡng Ngô như Diễn Bản, Hư Minh, Hoành Thuyền lại không hề để lại 1 tác phẩm nào ghi chép thực nghiệm về việc áp dung Huyền Không Lục Pháp 1 cách độc lập. Ngược lại thì Diễn Bản chỉ sử dụng Lục Pháp như 1 phương pháp để bổ sung cho Huyền Không Phi Tinh phái Vô Thường mà thôi, trong các tác phẩm Nhị Trạch Thực Nghiệm (gồm 460 trường hợp đi khảo nghiệm tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Thái Lan).
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận công sức cá nhân của Đại Sư Đàm Dưỡng Ngô khi cố gắng tích hợp 1 kiến thức phong thủy hoàn chỉnh bao gồm cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên. Đó là công sức rất to lớn để lại cho hậu thế. Đáng tiếc là ông mất rất sớm khi khoảng 50 tuổi nên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu hoàn chỉnh công trình của mình mà vẫn để lại nhiều lỗ hổng trong lý luận và thực hành.
Do đó chúng tôi vẫn rất thận trọng trong việc nghiên cứu, thực hành phong thủy Lục Pháp; hy vọng khi có nhiều kinh nghiệm và hiểu thấu thêm được nhiều điều do Đàm Đại Sư và thực tế áp dụng thành công sẽ cố gắng viết ra để chia sẻ cho nhiều người đam mê phong thủy cùng nghiên cứu. Khoá học Huyền Không Lục Pháp sẽ giải thích tường tận những gì thầy Đàm Dưỡng Ngô đã để lại. Ai là người mộ đạo, ham mê phong thuỷ có thể đăng ký tham gia.
Một vài chia sẻ,
Thầy Phong Thuỷ Nguyễn Thành Phương
Thành Viên Full Member Hiệp Hội Phong Thủy Quốc Tế IFSA
Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Kiến Trúc Phong Thủy - Academy of Feng Shui Applied in Architecture (AFSA)
Cố Vấn Cao Cấp công ty TNHH Tường Minh Phong Thuỷ (TMFS)
Gỉang Viên Chính Trung Tâm Tường Minh Phong Thuỷ
Gỉang Viên Hợp Tác Đào Tạo các chương trình Gíao Dục Kỹ Năng & Trực Tuyến như Sáng Tạo Việt, Topica, Unica, Ulearn, v.v…
4 Cách liên hệ để nhận trợ giúp từ Tường Minh Phong Thuỷ & chúng tôi sẽ phản hồi thông tin của quý vị trong thời gian sớm nhất.
Địa chỉ văn phòng: số 54, Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài Số điện thoại: 08.6681.4141 – 0981.229.461
Hộp thư điện tử: tuvan@phongthuytuongminh.com
Form liên hệ: http://phongthuytuongminh.com/contact
Chuyên mục khác có thể bạn quan tâm: