Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm
01/07/2024

Khi bạn tìm đến bài viết này, chúng tôi nghĩ có thể bạn đọc đang thắc mắc ý nghĩa của nạp âm ngũ hành bản thân mình. Như bạn biết, thông qua nạp âm ngũ hành, bạn có thể sẽ đoán được một phần vận mệnh của mình trong suốt cuộc đời. Cùng Tường Minh tìm hiểu ý nghĩa của các ngũ hành nạp âm qua bài viết dưới đây!

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

Ngũ Hành Nạp Âm là gì?

Nạp Âm có nghĩa là “tiếp nạp âm thanh”, bao gồm 5 hành là Mộc, Hoả, Thổ, Kim và Thuỷ. Khi mới học phong thuỷ thì người học đã biết 10 Thiên Can, 12 Địa Chi và 8 Quái đều có hành riêng, gọi là Chính Ngũ Hành.

Khi học lên cao thì người học bắt đầu tiếp xúc với Song Sơn Ngũ Hành và Nhân Bàn Phùng Châm Ngũ Hành. Đây là ngũ hành được phân bố theo các Thiên Can, Địa Chi và Bát Quái theo những cách khác.

Ý Nghĩa Của Các Tên Ngũ Hành Nạp Âm

5 Hành sẽ được lặp đi lặp lại 6 lần trong chu kỳ 60 Hoa Giáp.

Như vậy sẽ có đến 6 Kim, 6 Hoả, 6 Mộc, 6 Thuỷ và 6 Thổ.

Vì lẽ đó có đến 30 ngũ hành nạp âm và mỗi một hành nạp âm được gắn với một tên đặc biệt.

Rất nhiều thầy phong thuỷ không thể giải thích được tại sao lại có những tên như vậy và cũng không có nhiều người quan tâm tìm hiểu nguồn gốc những tên gọi trên.

Để lý giải thì chúng tôi có tham khảo một số tác phẩm cổ điển viết về chủ đề này.

1. Giáp Tý - Ất Sửu - Hải Trung Kim

Hải Trung Kim là kim chìm dưới đáy biển.

Kim ở Tý và Sửu là khi Thuỷ vượng và Kim Tử và Mộ. Ám chỉ kim chìm trong lòng biển.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

2. Bính Dần - Đinh Mão - Lư Trung Hoả

Lư Trung Hoả là lửa cháy trong lò.

Hoả trải qua giai đoạn Dần và Mão là khi Mộc vượng. Hoả được Mộc nuôi dưỡng, do đó như hình ảnh của lò lửa.

3. Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Đại Lâm Mộc

Đại Lâm Mộc là cây lớn mọc trong rừng.

Mộc trải qua giai đoạn Thìn và Tỵ là lúc Mộc đã trưởng thành và được đất dày nuôi dưỡng và mặt trời sưởi ấm.Do đó mộc phát triển thành rừng rậm.

4. Canh Ngọ - Tân Mùi - Lộ Bàng Thổ

Lộ Bàng Thổ là đất ven đường.

Ở Ngọ và Mùi thì Thổ bị khô. Không còn có khả năng hỗ trợ cho mộc phát triển, cũng giống đất đắp đường.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

5. Nhâm Thân - Quý Dậu - Kiếm Phong Kim

Kiếm Phong Kim là kim loại rèn kiếm.

Ở Thân và Dậu thì Kim đạt đỉnh cao, vượng nhất nên giống như kim loại đầu mũi gươm.

6. Giáp Tuất - Ất Hợi - Sơn Đầu Hoả

Sơn Đầu Hoả là lửa bên dưới lớp tro tàn dày.

Ở Tuất và Hợi thì Hoả ở giai đoạn Mộ và Tuyệt. Cũng như ở cuối giai đoạn của một cơn cháy rừng, khi hoả chỉ còn lại là lửa âm thầm bên dưới tro tàn.

7. Bính Tý - Đinh Sửu - Giản Hạ Thuỷ

Giản Hạ Thuỷ là nước khe suối.

Thuỷ vượng ở Tý và suy ở Sửu. Không vượng như nước sông lớn nhưng vẫn có sức sống dai dẳng giống như nước ở khe suối các ngọn núi cao.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

8. Mậu Dần - Kỷ Mão - Thành Đầu Thổ

Thành Đầu Thổ là đất xây dựng thành phố.

Thổ khi ở Dần và Mão là lúc Mộc vượng. Mặc dù Thổ bị Mộc khắc, Dần là gốc ở quái Cấn nên cũng là Thổ, và Mão là dây leo nhỏ, nên giữ được đất hơn là làm tơi xốp. Do đó đất vươn lên cao tạo thành sức mạnh, cũng như pháo đài.

9. Canh Thìn - Tân Tỵ - Bạch Lạp Kim

Bạch Lạp Kim là kim loại sáp.

Kim ở Thìn và Tỵ là Dưỡng và Trường Sinh. Kim loại đang ở giai đoạn phôi thai và chưa có định hình rõ ràng cũng như ý nghĩa của sáp. Bạch Lạp Kim biểu thị kim loại mềm như thiếc hay chì.

10. Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Dương Liễu Mộc

Dương Liễu Mộc là gỗ cây liễu.

Mộc gặp Tử ở Ngọ và Mộ tại Mùi. Mặc dù Thuỷ ở Thiên Can cố gắng nuôi dưỡng Mộc nhưng Mộc vẫn yếu và thiếu sự cứng chắc, như cây liễu.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

11. Giáp Thân - Ất Dậu - Tỉnh Tuyền Thuỷ

Tỉnh Tuyền Thuỷ là nước giếng.

Nước trải qua giai đoạn Trường Sinh và Mộc Dục ở Thân và Dậu. Như vừa được sinh ra thì dòng chảy không mạnh mẽ, và cũng như nước ngầm dưới đất thì chảy vào giếng.

12. Bính Tuất - Đinh Hợi - Ốc Thượng Thổ

Ốc Thượng Thổ là đất ở mái nhà.

Thiên Can Bính và Đinh sinh cho Thổ nhưng Thổ ở Tuất và Hợi, được xem là Thiên Môn. Do đó đất này cao hơn so với mặt đất, và tựa như mái ngói đất và làm bằng Thổ.

13. Mậu Tý - Kỷ Sửu - Phích Lịch Hoả

Phích Lịch Hoả là lửa sấm chớp.

Hoả ở Tý và Sửu Tý là đất của Thuỷ. Do đó Hoả được xem như là phát xuất từ Thuỷ, tạo thành hình ảnh của con rồng phóng ra từ dòng nước và phun ra lửa. Hình ảnh này thường được dùng trong các sách cổ để giải thích cho sấm chớp.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

14. Canh Dần - Tân Mão - Tùng Bách Mộc

Tùng Bách Mộc là gỗ cây tùng bách.

Mộc ở Dần và Mão là thời điểm đỉnh cao và thịnh vượng. Dần là Lâm Quan và Mão là Đế Vượng của Mộc. Cây tùng, bách có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hoá Trung Hoa.

Hầu như tất cả gỗ xây dựng cấu trúc nhà ở hay đồ nội thất vào thời xưa đều được làm từ cây tùng, bách và cây này còn là đại diện cho biểu tượng sức mạnh và sự ngay thẳng. Đây cũng là cây trường xuân ngay cả trong mùa đông lạnh lẽo. Tùng Bách Mộc biểu thị hình ảnh của Mộc ở thời kỳ thịnh vượng.

15. Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Trường Lưu Thuỷ

Trường Lưu Thuỷ là nước chảy dòng dài.

Thìn là mộ khố của Thuỷ, trong khi Tỵ là Trường Sinh của Kim từ đó sinh ra Thuỷ. Vì lẽ đó, thuỷ sẽ không bao giờ bị khô hạn mà sẽ luôn là dòng chảy liên tục.

16. Giáp Ngọ - Ất Mùi - Sa Thạch Kim

Sa Thạch Kim là kim loại tròn.

Hoả vượng ở Ngọ và Suy ở Mùi. Khi Hoả vượng thì Kim suy. Khi Hoả yếu thì Kim dần phục hồi. Ở Ngọ và Mùi thì Kim dần dần phục hồi hình dạng - do đó biểu thị hình ảnh của kim loại tròn, kim loại cần phải được khai quật từ quặng mỏ, và không có tính hữu dụng cao.

17. Bính Thân - Đinh Dậu - Sơn Hạ Hoả

Sơn Hạ Hoả biểu thị lửa dưới chân núi.

Thuật ngữ này biểu thị cảnh hoàng hôn mặt trời dần hạ xuống ở núi xa, và nhiệt của mặt trời dần giảm xuống và mất đi. Còn gọi là Hoả gặp Bệnh ở Thân và Tử ở Dậu.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

18. Mậu Tuất - Kỷ Hợi - Bình Địa Mộc

Bình Địa Mộc biểu thị mộc ở vùng đồng bằng.

Tuất biểu thị hoang vu, và Hợi biểu thị sự phát triển của Mộc. Cây cối phát triển ở vùng hoang vu không được chăm sóc và thường không tạo ra gỗ có chất lượng cao.

19. Canh Tý - Tân Sửu - Bích Thượng Thổ

Bích Thượng Thổ là đất trên tường.

Tý là đất của Thuỷ và Sửu là đất ướt. Quá nhiều nước biến đất thổ thành chất liệu xây dựng ướt mềm như xi măng hay vữa tô lên tường.

20. Nhâm Dần - Quý Mão - Kim Bạc Kim

Kim Bạc Kim là kim loại phôi.

Mộc vượng ở Dần và Mão. Khi Mộc vượng thì Kim kém hiệu quả. Ngoài ra Kim Tuyệt ở Dần và Thai ở Mão. Kim loại rất yếu ớt như phôi kim loại.

21. Giáp Thìn - Ất Tỵ - Phúc Đăng Hoả

Phúc Đăng Hoả là ngọn lửa đèn bàn thờ.

Thìn là mốc giao thoa giữa mùa xuân và mùa hạ, Tỵ là đầu mùa hè. Ngoài ra thì Mộc ở Thiên Can còn biểu thị cho nguồn nuôi Hoả. Do đó Hoả sẽ tiếp tục bùng cháy, nhưng sẽ không quá mạnh vì vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Biểu thị cho lửa của ngọn đèn ở ban thờ vẫn cháy suốt.

22. Bính Ngọ - Đinh Mùi - Thiên Hà Thuỷ

Thiên Hà Thuỷ là nước từ trên trời.

Can Bính và Đinh là Hoả. Ngọ là đất của Hoả. Tuy vậy ngũ hành nạp âm lại là Thuỷ. Người xưa cho rằng thuỷ xuất phát từ hoả có thể biểu thị một dòng sông ở trên trời. Thiên Hà có thể biểu thị dải ngân hà trong vũ trụ.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

23. Mậu Thân - Kỷ Dậu - Đại Trạch Thổ

Đại Trạch Thổ là biểu thị nhiều thổ.

Thân là một phần của quái Khôn. Dậu là thuộc quái Đoài đầm ao. Thiên can Mậu và Kỷ biểu thị hành Thổ. Hành Thổ trong ví dụ này không phải là lớp đất mỏng mà là rất nhiều đất đang dịch chuyển. Do đó có thể diễn dịch là đường lớn nơi có nhiều xe cộ dịch chuyển đi lại.

24. Canh Tuất - Tân Hợi - Xoa Xuyến Kim

Xoa Xuyến Kim biểu thị vàng bạc trang sức.

Kim Suy tại Tuất và Bệnh tại Hợi. Kim không dùng được để làm vũ khí hay công cụ, mà chỉ là trang sức đẹp mắt.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

 

25. Nhâm Tý - Quý Sửu - Tang Đố Mộc

Tang Đố Mộc là gỗ cây dâu.

Tý là đất của Thuỷ, biểu thị sự sinh sôi của Mộc, nhưng cũng ẩn chứa Kim tại Sửu. Hình tượng là một trong những cây dâu có lá non để nuôi tằm.

26. Giáp Dần - Ất Mão - Đại Khê Thuỷ

Đại Khê Thuỷ là nước ở dòng suối lớn.

Dần chỉ vùng Đông Bắc, Mão chỉ vùng phía Đông. Ở Trung Quốc thì các dòng sông lớn chảy từ Tây sang Đông. Do đó nước chảy về phía Đông được xem như dòng chảy tự nhiên và gặp phải các dòng suối chạy trên đường, dần dần nhập vào và biến thành dòng suối hay sông lớn.

27. Bính Thìn - Đinh Tỵ - Sa Trung Thổ

Sa Trung Thổ là đất có lẫn cát.

Thổ nhập vào Mộ tại Thìn và trở thành Tuyệt tại Tỵ. (Thổ xem giống như là Thuỷ). Nhưng cùng lúc thì Hoả ở Thiên Can vượt trội, có khả năng sinh ra Thổ. Thuật ngữ sa trung thổ biểu thị đất này thiếu sức mạnh nhưng cũng không hoàn toàn kém cỏi.

28. Mậu Ngọ - Kỷ Mùi - Thiên Thượng Hoả

Thiên Thượng Hoả là hoả từ mặt trời.

Hoả đạt đế vượng ở Ngọ. Mặc dù Suy ở Mùi nhưng vẫn có Mộc ẩn tàng giúp Hoả cháy. Hình ảnh là mặt trời vào buổi trưa, nóng và dữ dội.

29. Canh Thân - Tân Dậu - Thạch Lựu Mộc

Thạch Lựu Mộc là gỗ cây thạch lựu.

Thân và Dậu là mùa thu. Hầu hết các cây sẽ bắt đầu héo rũ, nhưng cây thạch lựu vẫn ra quả tốt. Do đó được xem là biểu thị của mộc chống chọi sự lạnh giá mùa thu.

30. Nhâm Tuất - Quý Hợi - Đại Hải Thuỷ

Đại Hải Thuỷ là nước biển lớn.

Thuỷ rơi vào Quan Đới và Lâm Quan ở Tuất và Hợi, phát triển rất mạnh. Ngoài ra, Hợi đại diện cho lượng nước vô hạn. Can Nhâm và Quý cũng đại diện cho Thuỷ. Lượng nước rất lớn, biểu thị cho đại dương.

Giải Thích Ý Nghĩa Của Các Ngũ Hành Nạp Âm

Lưu Ý

Trong một số sách lý luận về ứng dụng thì một số ngũ hành nạp âm được xem là có những tính chất đặc biệt. Ví dụ như Hải Trung Kim không thể bị Hoả khắc, hay Thuỷ không thể dập tắt được Phích Lịch Hoả.

Tuy nhiên, những cách giải thích trên chủ yếu phù hợp với các môn mệnh lý hơn là ứng dụng trong Phong Thuỷ Địa Lý.

Ứng Dụng Ngũ Hành Nạp Âm

Trong Phong Thuỷ, chúng ta thường sử dụng ngũ hành nạp âm khi phân tích về Phân Kim cũng như khi dùng để chọn ngày giờ chôn cất.

Ngoài ra, ngũ hành nạp âm còn có thể ứng dụng rất nhiều trong Phong Thuỷ Tam Hợp ở các vòng 72 Long, 60 Long, 120 Long.

Các công thức liên quan đến các vòng trên sẽ sử dụng nguyên lý của ngũ hành nạp âm. Và rất phổ biến ở một số trường phái Phong Thuỷ như Tam Hợp hay Dương Công.

Ngoài ứng dụng trong Phong Thuỷ thì ngũ hành nạp âm cũng được dùng trong mệnh lý Bát Tự. Ngũ Hành Nạp Âm cũng hàm chứa rất nhiều bí ẩn bên trong. Để khai phá thêm kiến thức Ngũ Hành Nạp Âm, bạn đọc có thể tìm đọc quyển Ebook Luận Ngũ Hành Nạp Âm do Đại sư Nguyễn Thành Phương biên soạn.

Đại sư Nguyễn Thành Phương chia sẻ về Ngũ Hành Nạp Âm


Trên đây là những Luận Giải Chi Tiết Về Ngũ Hành Nạp Âm Trong Bát Tự mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để ứng dụng vào thực hành Phong thủy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Bát Tự có thể đăng ký các lớp học Bát Tự hoặc dịch vụ Tư Vấn Lá Số Bát Tự của chúng tôi qua Hotline: 0981 229 461 hoặc Fanpage: Phong Thủy Tường Minh.