• Trang chủ
  • /
  • Tin tức
  • /
  • Phong Thủy Tổ Sư Dương Quân Tùng - Kỷ Niệm 1189 Năm Đản Thần Tổ Sư Dương Quân Tùng
Phong Thủy Tổ Sư Dương Quân Tùng - Kỷ Niệm 1189 Năm Đản Thần Tổ Sư Dương Quân Tùng
27/04/2023

1. Tổ Sư Dương Quân Tùng

Dương Quân Tùng (楊 筠 松) hay còn được gọi là Dương Công, Dương Cứu Bần (thầy Dương cứu người nghèo). Ông tên là Ích, tự là Thúc Mậu, hiệu là Quân Tùng, sinh năm 834 – mất năm 906 vào thời nhà Đường. Ông sinh ra ở vùng Đậu Châu, ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông, là người thuộc dân tộc Khách Gia. Ông được người đời gọi là Phong Thủy Đại Tông Sư, là cha đẻ, người khai phá hoằng dương ích dân thuật Phong Thủy.

Tất cả các trường phái Phong Thủy đều xem ông như Đại Tổ Sư, kinh điển các sách về Phong Thủy đều trích dẫn các tác phẩm của ông. Nói đến các nguyên tác của Dương Quân Tùng thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xem tác phẩm nào là chính gốc, tác phẩm nào là do người đời sau giả mạo. Sinh thời ông chỉ đích thân viết ra 7 tác phẩm: Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Ngọc Xích Kinh, Ngọc Hàm Kinh, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Hám Long Kinh và Nghi Long Kinh và đây là những tác phẩm gốc mà trường phái Dương Công Cổ Pháp Cống Châu dựa làm căn bản. Người đời sau, thuộc các phái Tam Hợp hoặc Tam Nguyên Huyền Không dựa vào các tác phẩm gốc mà thêm bớt nhiều câu chữ khác nguyên tác hoặc nhiều tác phẩm khác cũng cho là của Dương Công viết.

Vào năm 17 tuổi, ông thi đậu Trạng Nguyên và làm quan địa lý trong triều thời nhà Đường. Cuối thời Đường lúc đó vua chỉ lo ham mê tửu sắc, nạn tham quan ô lại nhiễu nhương, sưu cao thuế nặng, giặc giã khắp nơi khiến Dương Quân Tùng lúc này 45 tuổi cảm thấy chán nản. Nhân lúc nạn giặc Hoàng Sào đánh về phía cung điện, giữa lúc vua nhà Đường phải chạy trốn, Dương Quân Tùng mới đánh cắp 2 quyển sách trong tráp quý đặt đầu giường của nhà vua: “Càn Khôn Quốc Bảo” của Khâu Đình Hàn và quyển “Ngọc Hàn Kinh” của Cửu Thiên Huyền Nữ. Quyển của Khâu Đình Hàn là nền tảng lý thuyết cho Long Môn Thủy Pháp Bát Đại Cục, dùng để xác định Thủy Pháp Long Mạch quy mô địa lý lớn – môn này sẽ được chúng tôi giảng dạy rộng rãi trong thời gian sắp tới. Quyển Ngọc Hàn Kinh của Cửu Thiên Huyền Nữ thật sự ẩn chứa nhiều bí mật hơn mà chỉ có thiểu số những người của môn phái Dương Quân Tùng mới thật sự biết về nó chứ không phải ai trong phái của Dương Công cũng biết về sự hiện diện của quyển sách bí mật này.

Cũng nói thêm rằng sinh thời Dương Quân Tùng viết đến khoảng gần 20 tác phẩm để lại cho đời (một số tác phẩm như: Hám Long Kinh, Nghi Long Kinh, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh, Thanh Nang Áo Ngữ, Thiên Ngọc Kinh, Thập Nhị Trượng Pháp, Kim Hàm Kinh, Kim Cương Toản Bổn Hình Táng Đồ Quyết, Lập Chùy Phú, Hắc Nang Kinh….), tuy nhiên chỉ có một số tác phẩm được biết đến rộng rãi, một số tác phẩm chỉ có một vài gia đình ở làng Tam Liêu còn nắm giữ, một số tác phẩm chỉ có vài gia đình ở Cống Châu và vài tác phẩm chỉ có người ở xung quanh núi Dương Tiên (đỉnh núi mà Dương Công lẩn trốn và dạy học trò được người đời sau đặt là Dương Tiên Sơn – tức phong Dương Quân Tùng là bậc tiên thánh) nói chung là rải rác ở vùng Giang Tây chứ không có gia đình nào là nắm giữ đầy đủ. Dương Quân Tùng có 3 đại đệ tử: Tăng Văn Địch (曾文迪), Lưu Giang Đông (劉江東), Liêu Vũ (廖禹).

Lại nói tiếp về Dương Quân Tùng, sau khi đánh cắp 2 quyển sách này, ông quay về quê hương của mình ở vùng Giang Tây để vừa giảng dạy, nghiên cứu Phong Thủy và dùng Phong Thủy để giúp người nghèo khổ nên được gọi là Dương Cứu Bần (cứu người nghèo). Sau khi tan giặc giã, nhà vua quay lại triều đình thì phát hiện mất 2 quyển sách quý nên lập tức phái quân đội truy tìm mọi cách để bắt cho bằng được Dương Quân Tùng về chịu tội và thu hồi của báu hoàng gia.

Một lần khi lưu lạc trong lúc lẩn trốn quân lính triều đình, Dương Quân Tùng trốn vào một ngôi nhà nọ có một góa phụ đang mang thai. Người góa phụ này thấy có vị khách sa cơ lỡ bước liền mời vào trú một đêm và giết gà đãi khách. Chỉ có điều lạ là người góa phụ chỉ mời khách ăn cháo hầm với xương gà chứ hoàn toàn không có chút thịt gà nào. Dương Quân Tùng thầm nghĩ người phụ nữ này keo kiệt nên sáng sớm hôm sau trời chưa hửng nắng ông lặng lẽ cáo từ. Đi chưa được nửa buổi thì người phụ nữ kia đuổi theo để dúi vào tay ông túi vải đựng toàn bộ thịt gà mà bà đã róc đêm qua để ông có lương thực đem theo dọc đường. Cảm động với tấm chân tình này, Dương Quân Tùng quyết định quay về căn nhà của bà để bố trí phong thủy cho mộ phần chồng bà & cho ngôi nhà bà đang ở. Xong xuôi ông có nói rằng căn nhà này sẽ sinh ra một vị vua và có hứa rằng khi nào bà mất thì tôi sẽ quay lại để làm tiếp mộ cho bà.

Sau đó thì người góa phụ đó sinh ra Lưu Quan Châu, người sau này trở thành vua của vùng Giang Tây.

2. Xây mộ, nhà theo Đại Không Vong

Khi mẹ Lưu Quan Châu mất, Dương Quân Tùng quay về thực hiện đúng lời hứa là táng mộ đôi cho cha mẹ Lưu Quan Châu. Khi táng xong thì Lưu Quan Châu ít lâu sau trở thành vị vua của tỉnh Giang Tây. Lúc đó ông cho mời Dương Quân Tùng để định đất lập đô, chính Dương Quân Tùng đã chỉ ra vùng đất đặc biệt nhất Trung Hoa là gồm 3 con rồng hội tụ đặc biệt, chính là quần long tụ hội, long mạch bảo địa ngàn đời nằm ở Cống Châu.

1200 năm sau thì Cống Châu vẫn chưa hề bị lụt lội, động đất, sạt lở hay bệnh SARS dù cho những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra ở các vùng đất khác khắp Trung Hoa. Khắp Trung Hoa không nơi nào có được 1 vị trí bảo địa như vậy, không phải Thượng Hải, không phải Quảng Châu, Bắc Kinh…Dĩ nhiên Dương Quân Tùng khi lựa chọn đất lập đô như vậy thì ông chú trọng đến sự ổn định dài lâu, không dịch bệnh, tai họa thiên nhiên, con người hài hòa, khỏe mạnh và thịnh vượng lâu bền.

Và suốt 1200 năm nay từ khi Dương Quân Tùng mất thì tòa thị chính của Cống Châu luôn được định trên tuyến độ Bắc Nam liên tục, chỉ có dời xa ra hơn 1 chút khi dân số ngày càng tăng chứ không hề được dời sang vị trí khác hay hướng độ khác. Đó là lý do mà tất cả các tòa nhà chính quyền, nhà nước, cung điện lâu đài của Trung Hoa từ cả ngàn năm nay và ngay cả hiện nay thì luôn được xây theo trục Bắc Nam mà không ít thầy Phong Thủy không thể hiểu được tại sao. Nếu thầy Phong Thủy chỉ hiểu được Huyền Không Tam Nguyên thì luận rằng luôn luôn trong 24 sơn đều có tốt xấu như trích dẫn trong Thanh Nang Áo Ngữ “Nhị Thập Tứ Sơn hữu Châu Bảo”.

Thực ra trong các hướng độ thì tốt xấu không phải như nhau do đó mà có 1 số tuyến độ Không Vong thực chất là những tuyến độ rất tốt nhưng đòi hỏi 1 kỹ thuật rất đặc biệt để tính toán. Nếu ai chỉ học theo Thẩm Thị Huyền Không thì đều nói tuyến độ Đại Tiểu Không Vong chỉ dành cho chùa chiền, vì là nơi cho phép vong hồn ra vào chứ không dành cho nhà cửa và mộ phần. Tương tự như vậy ai chỉ học Tam Hợp thì đều biết trong 72 xuyên sơn long thì kỵ nhất là những tuyến độ Không Vong hay những long hành Thổ; gặp những trường hợp đó họ đều né đi.

Như vậy thì làm sao giải thích có những ngôi mộ mà Dương Quân Tùng đặt lại cố tình chọn vào Đại Không Vong? Hay tại sao Thập Tam Lăng nhà Minh lại được chọn nằm theo tuyến độ Đại Không Vong? Muốn thực hành những kiến thức đặc biệt này đòi hỏi kiến thức thâm sâu được chân truyền, kèm với 1 số điều kiện nhất định như chỉ có 1-2 giờ trong ngày, vài ngày trong năm, chỉ có vài năm nhất định trong 20 năm (1 vận) mới có thể làm được và kèm với địa hình Loan Đầu tương ứng. Do đó muốn xây tọa hướng mộ theo Đại Không Vong mà long mạch đó không phải là Thiên Thọ Sơn thì rất khó làm được.

Do đó cần biết trong Phong Thủy và bất cứ lĩnh vực nào cũng có “Thiên ngoại hữu thiên”, tức nằm ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác cao rộng hơn cần liên tục học hỏi chứ không chỉ đọc vài ba quyển sách phong thủy là đã đủ biết hết “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.

3. Kỷ Niệm 1189 Năm Đản Thần Tổ Sư Dương Quân Tùng

Vào ngày 27/04/2023, Phong Thủy Tường Minh xin phép các Tổ Sư, Tiên Sư được tổ chức nghi lễ Cúng Giỗ Tổ Sư Dương Quân Tùng Nhân Kỷ Niệm 1185 Năm Ngày Dương Công Đản Thần. 

Tổ nghiệp dĩ nhiên nằm trong lòng chúng ta, nghề này vốn dĩ chưa từng xét nét bằng cấp, học vấn mà chủ yếu là do duyên nghiệp làm thầy. Ai đã từng cầm La Bàn đi tư vấn Phong Thuỷ một lần cho khách hàng, người thân quen hay bạn bè, thiết nghĩ đều đã được Tổ Sư Dương Quân Tùng chứng giám giúp đỡ, có thể cùng với chúng tôi tổ chức lễ cúng vào lúc 9h, ngày 27/04/2023 tại văn phòng TMFS số A4 Đường D7, Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi hoan hỉ cùng các đồng nghiệp, học viên hay khách hàng, những ai yêu mến bộ môn Phong Thuỷ  đến tham dự, bày tỏ tình cảm, dâng hương hoa, cúng phẩm cùng lòng thành với tổ nghiệp.

 

Lòng biết ơn chính là cốt lõi, là cơ sở để hình thành một nhân cách tốt đẹp của mỗi người. Sự tài giỏi được công nhận khi đi đôi với “Đạo đức”. Người tài đức luôn là người chiến thắng tất cả. Hôm nay, ngày KỶ NIỆM 1189 NĂM ĐẢN THẦN TỔ SƯ DƯƠNG QUÂN TÙNG (ngày mùng 8 tháng 3 Âm lịch) là một ngày vô cùng quan trọng với chúng ta, ngày tưởng nhớ ơn đức của bậc Tổ Sư. Ngày này hàng năm đã trở thành cột mốc quan trọng với chúng ta.
 
Lễ kỷ niệm diễn ra sáng nay với bao khoảnh khắc vui vẻ và nhộn nhịp. Kính chúc tất cả mọi người thật may mắn và thịnh vượng trên đường đi đến thành công.