Quan Vân Trường - Lá Số Bát Tự Nổi Tiếng Kỳ 1
12/09/2023

Quan Vân Trường là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc. Khi ông mất đi, ông đã được rất nhiều người ca ngợi là tấm gương trung nghĩa anh dũng. Hãy cùng nhìn cuộc đời của ông dưới góc độ lá số Bát Tự.

Bát Tự Nổi Tiếng - Quan Vân Trường

Lá số của ông có tứ trụ là Mậu Ngọ. Ngày sinh thuộc dạng đặc biệt là Mậu Thổ Chuyên Vượng Cách với toàn bộ lá số chỉ có duy nhất 2 hành là Hoả và Thổ.

Ngũ hành hỉ thần của ông chính là hành Hoả và dụng thần chính là hành Thổ vì Nhật Can thuộc cách cục đặc biệt này chỉ thích vượng thêm chứ không muốn bị hao tiết hay suy yếu đi nên hành Kim, Thuỷ và Mộc sẽ là kỵ thần.

Do Hoả vượng nên thực tế là vóc dáng của Quan Vũ rất cao vì Hoả là hành chuyên bốc thẳng lên trời.

Theo Wikipedia thì trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung mô tả nhân vật Quan Vũ: "Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt." Những miêu tả này của tác giả chỉ là ước lệ, và không có cơ sở lịch sử.

Tuy nhiên, đơn vị thước của Trung Quốc được biết đến có sự biến thiên theo thời gian chứ không cố định. Cụ thể thời Hán, một trượng (được hiểu như mười thước) bằng khoảng 2,13m đến 2,37m; thời Tam Quốc, một trượng khoảng 2,42m; thời Minh, Thanh,.. một trượng khoảng 3.11m.

Nếu ước lượng chiều cao theo thời của nhà văn La Quán Trung, Quan Vũ cao đến 2.8m. Nhưng thời điểm Lưu Bị gặp Quan Vũ là khoảng thời gian Hán mạt chưa qua thời Tam Quốc, vì vậy, chiều cao của Quan Vân Trường có thể khoảng 2,13m. Dù cho là 2,13 m thì so với người cùng thời, thậm chí là so với chiều cao của người Châu Á hiện đại cũng đã được xem là rất cao.

Cũng vì Hoả vượng nên Quan Vũ có “mắt phượng mày tằm, mặt đỏ như son”. Mặt đỏ chính là đại diện cho Hoả vượng, mắt thuộc quẻ Ly cũng chính là đại diện cho hành Hoả. 

Bát Tự Nổi Tiếng - Quan Vân Trường

Vì Hoả chính là Dụng Thần nên Quan Vũ rất nổi tiếng với thế chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa là Ngọ, đại diện cho Hoả vượng chính Nam, mà ngựa của ông cưỡi cũng không phải là loại ngựa thường mà là ngựa Xích Thố, 赤兔马. Chữ Xích trong tiếng Hoa có nghĩa là Đỏ, biểu thị màu da của ngựa này đỏ như máu, ngay đến mồ hôi ngựa chảy ra cũng màu đỏ tựa như chảy máu.

Do đó Ngựa Xích Thố chính là Hoả Cực Vượng, vốn dĩ con ngựa này cũng không chịu để ai cưỡi lên mà chỉ có Quan Công là người thứ hai có thể cưỡi được ngựa này. Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì sau khi Quan Công qua đời thì ngựa Xích Thố cũng tự sát.

Vốn vì Hoả là cực vượng nên Quan Công rất kỵ hành Thuỷ, kỵ nhất đó chính là gặp Tý Thuỷ vì Tý Thuỷ khắc chế Ngọ Hoả.

Thời điểm Quan Công hi sinh chính là vào đại vận Giáp Tý. Giáp thuộc Dương Mộc khắc chế Mậu Dương Thổ chính là Thất Sát, Tý Thuỷ xung khắc với Ngọ Hoả như vậy được xem là Thiên Khắc Địa Xung ở cả Tứ Trụ. Việc xung khắc này khiến cho Quan Công ngay lập tức mất đi toàn bộ những dụng thần Thổ, Hoả mà mình rất cần mà rơi vào hoàn cảnh gặp Thuỷ kỵ.

Bát Tự Nổi Tiếng - Quan Vân Trường

Bát Tự Nổi Tiếng - Quan Vân Trường

Trong đại vận Giáp Tý, ông bị quân Đông Ngô vây kín ở một vùng đầm lầy, tức là nơi Thuỷ vượng. Chính tại đây ông đã hi sinh khi gặp Thiên Thời Thuỷ Kỵ và Địa Bất Lợi đầm lầy Thuỷ vượng.

Nếu xét kỹ lá số của Quan Công cũng có thể thấy được La Quán Trung đã cố tình ca ngợi Quan Công lên quá sự thật bằng cách chê Trương Phi là người hữu dũng vô mưu và nói rằng Quan Công là người không ngoan, biết tính toán. Kỳ thực, Quan Công với rất nhiều Hoả trong lá số là người rất dễ nổi nóng, khuôn mặt luôn đỏ au cũng đã nói lên phần nào tính tình nóng như lửa của ông.

Đại hoạ đến với Quan Công chính là vì ông nổi nóng đuổi sứ giả của Tôn Quyền. Tôn Quyền vốn muốn củng cố tình thân với Lưu Bị, bèn sai sứ giả đến xin cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình. Tuy nhiên, Quan Vũ không nhận thức được tầm quan trọng của liên minh Tôn – Lưu như Gia Cát Lượng từng nhấn mạnh, không những ông từ chối mà còn nhục mạ Tôn Quyền. Ông quát vào mặt sứ giả Đông Ngô:

“ Con gái ta như loài hổ, lại thèm gả cho loài chó à!”

Chính thái độ nóng như lửa, thiếu suy trước tính sau mà đã khiến cho Tôn Quyền ngả về bên Tào Tháo mà quyết tâm phải giết được Quan Công.

Âu cũng chính là Hoạ Tòng Khẩu Xuất vậy.

Một vài chia sẻ,

Nguyễn Thành Phương