Tiếp nối thành công của Tập 1 của bộ sách Tự Học Phong Thuỷ Bát Trạch, chúng tôi xin cho ra đời tập 2 để phục vụ cho nhu cầu mở rộng nghiên cứu của quý bạn đọc đam mê tìm hiểu Phong Thuỷ Bát Trạch.
Nếu tập 1 đã nói rất nhiều về tác phẩm Bát Trạch Minh Cảnh thì tập 2 chúng tôi xin hé lộ những bí quyết từ trong cuốn Tông Tiên Tuỷ Chiếu Kinh.
Đây là một bộ sách nói rõ về nguyên lý phối giữa Cửu Tinh và Bát Trạch trong ứng dụng Phong Thuỷ. Cửu Tinh bao gồm 9 sao của chòm Bắc Đẩu là: Tam Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phù và Hữu Bật. Từ xa xưa đến nay có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ ứng dụng Cửu Tinh trong tính toán bài trí sắp đặt Phong Thuỷ.
Như trong Thuỷ Pháp thì Lai Bố Y có nghiên cứu cho ra đời lý thuyết Cửu Tinh Thuỷ Pháp. Trong Huyền Không Phi Tinh thì lại sử dụng Cửu Tinh trong Ai Tinh Hạ Quái để phi bàn và tính toán theo Tam Nguyên Cửu Vận vượng suy. Trong Huyền Không Đại Quái và Huyền Không Lục Pháp thì lại sử dụng Cửu Tinh để phối với Ai Tinh Quái Vận và lý thuyết Lưỡng Nguyên Bát Vận để định ra Linh Tần và Chính Tần.
Tuy rằng người mới học Phong Tuỷ Bát Trạch, ai cũng biết rằng khi tính toán Du Niên phải phối với Cửu Tinh nhưng từ xa xưa đến nay, không có sách vở nào nhắc nhiều đến việc ứng dụng tính toán Cửu Tinh ra sao. Có thể nói rằng nếu học Phong Thuỷ Bát Trạch mà chỉ dừng lại ở lý thuyết Đông Tây Tứ Mệnh mà chưa đi sâu phân tích về xung khắc của ngũ hành Cửu Tinh thì là mới chỉ dạo đầu chứ chưa thật sự hiểu sâu về Bát Trạch.
Với sứ mệnh đem kiến thức Phong Thuỷ chính thống đến cho đông đảo bạn đọc đam mê nghiên cứu Phong Thuỷ tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tiếp quyển 2 trong chuỗi “Tự Học Phong Thuỷ Bát Trạch”. Hi vọng có thể giúp ích cho người học được rộng đường nghiên cứu và ứng dụng để thay đổi vận mệnh.
Vì một cộng đồng người Việt thịnh vượng toàn cầu,
Nguyễn Thành Phương Việt Nam, 10/2022
Tiếp nối thành công của Tập 1 của bộ sách Tự Học Phong Thuỷ Bát Trạch, chúng
tôi xin cho ra đời tập 2 để phục vụ cho nhu cầu mở rộng nghiên cứu của quý bạn
đọc đam mê tìm hiểu Phong Thuỷ Bát Trạch.
Nếu tập 1 đã nói rất nhiều về tác phẩm Bát Trạch Minh Cảnh thì tập 2 chúng tôi
xin hé lộ những bí quyết từ trong cuốn Thông Thiên Thuỷ Chiếu Kinh.
Đây là một bộ sách nói rõ về nguyên lý phối giữa Cửu Tinh và Bát Trạch trong
ứng dụng Phong Thuỷ. Cửu Tinh bao gồm 9 sao của chòm Bắc Đẩu là: Tham
Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phù và
Hữu Bật. Từ xa xưa đến nay có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ ứng dụng Cửu
Tinh trong tính toán bài trí sắp đặt Phong Thuỷ.
Như trong Thuỷ Pháp thì Lai Bố Y có nghiên cứu cho ra đời lý thuyết Cửu Tinh
Thuỷ Pháp. Trong Huyền Không Phi Tinh thì lại sử dụng Cửu Tinh trong Ai Tinh
Hạ Quái để phi bàn và tính toán theo Tam Nguyên Cửu Vận vượng suy. Trong
Huyền Không Đại Quái và Huyền Không Lục Pháp thì lại sử dụng Cửu Tinh để
phối với Ai Tinh Quái Vận và lý thuyết Lưỡng Nguyên Bát Vận để định ra Linh
Thần và Chính Thần.
Tuy rằng người mới học Phong Thuỷ Bát Trạch, ai cũng biết rằng khi tính toán
Du Niên phải phối với Cửu Tinh nhưng từ xa xưa đến nay, không có sách vở nào
nhắc nhiều đến việc ứng dụng tính toán Cửu Tinh ra sao. Có thể nói rằng nếu học
Phong Thuỷ Bát Trạch mà chỉ dừng lại ở lý thuyết Đông Tây Tứ Mệnh mà chưa
đi sâu phân tích về xung khắc của ngũ hành Cửu Tinh thì là mới chỉ dạo đầu chứ
chưa thật sự hiểu sâu về Bát Trạch.
Với sứ mệnh đem kiến thức Phong Thuỷ chính thống đến cho đông đảo bạn đọc
đam mê nghiên cứu Phong Thuỷ tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tiếp quyển
2 trong chuỗi “Tự Học Phong Thuỷ Bát Trạch”. Hi vọng có thể giúp ích cho người
học được rộng đường nghiên cứu và ứng dụng để thay đổi vận mệnh.
Vì một cộng đồng người Việt thịnh vượng toàn cầu,
Nguyễn Thành Phương
Việt Nam, 10/2022
LỜI MỞ ĐẦU
Mục Lục
Lời Mở Đầu
2
Mục Lục
3
Chương 1
4
Phong Thủy Bát Trạch
(Lịch Sử và Nguồn Gốc ra đời của Bát Trạch)
4
Chương 2
25
Căn Bản Về Du Niên Tinh
25
Chương 3
46
Luận Thêm Về Du Niên Tinh
46
Chương 4
73
Về Cửu Tinh
73
Chương 5
93
Tương Tác Cung Và Sao
93
Chương 6
106
Luận Thêm Về Tương Tác Sao và Cung
106
Phụ Lục
139
Phương Pháp Bấm Độn
139
4
Sách Bát Trạch
Chương 1
Phong Thủy Bát Trạch
Lịch Sử và Nguồn Gốc ra đời của Bát Trạch
Thuật Ngữ Bát Trạch
Bát Trạch có nghĩa gốc là 8 Căn Nhà. Bát là 8, Trạch là Nhà Ở. Bát Trạch có
nghĩa là 8 Căn Nhà.
Tuy rằng có nhiều thầy phong thuỷ về sau không hiểu biết nên dùng thuyết này
áp dụng cho m Trạch, mộ phần nhưng thực ra lý thuyết này chỉ nên dùng cho
nhà cửa tức Dương Trạch mà thôi.
Nguồn Gốc Phong Thuỷ Bát Trạch
Có rất nhiều câu chuyện khác nhau kể về nguồn gốc ra đời của Phong Thuỷ Bát
Trạch. Bởi vì kiến thức Bát Trạch vốn dĩ đã ra đời từ cách đây hàng nghìn năm,
nên nguồn gốc của nó cũng rất khó để xác định câu chuyện nào là đúng hay sai.
Một thuyết cho rằng Dương Quân Tùng là cha đẻ của Phong Thuỷ hiện đại. Ông
có nhiều phát minh trong Phong Thuỷ như việc sáng tạo ra vòng 72 long, hay viết
nhiều sách vở kinh điển vẫn được sử dụng đến ngày nay. Trong đó có 2 quyển
sách thật sự nổi bật tiết lộ các bí quyết sử dụng các vòng trên La Bàn là Thanh
Nang Kinh và Thanh Nang Áo Ngữ.
Người ta tin rằng Dương Quân Tùng vốn là Quốc Sư vào thời nhà Đường và
là cha đẻ của học thuyết Phong Thuỷ này và kiến thức này chỉ được truyền dạy
trong dòng họ từ cha cho con trai, hay trong các đệ tử nội môn trong suốt nhiều
thế hệ. Kiến thức này chưa bao giờ được dạy ra ngoài cho đến khi một bản viết
tay sách Bát Trạch Minh Cảnh xuất hiện vào thời nhà Thanh.
Nhiều người cho rằng bản Bát Trạch Minh Cảnh ngày nay vốn dĩ ban đầu được
khẩu truyền từ Dương Quân Tùng, nhưng vì kiến thức này được truyền khẩu qua
5
nhiều thế hệ nên đã có nhiều thay đổi, thêm bớt so với bản gốc. Chúng ta cũng
rất khó để kiểm chứng vì ngày nay không thể tìm được văn bản nào chép tay từ
thời của Dương Quân Tùng.
Vào thời vua Càn Long nhà Thanh, có một Đạo Sĩ đội nón rơm, có tên hiệu là
Nhược Quan Đạo Nhân đã tặng quyển sách Bát Trạch Minh Cảnh chép tay cho
một người ẩn danh. Người ẩn danh này khi nhận được bản thảo và tất cả những
khẩu quyết được truyền dạy từ Nhược Quan Đạo Nhân đã đem đi thực hành và
thu được nhiều lợi ích. Từ đó người này quyết định công bố giảng dạy rộng rãi.
Ngày nay, có nhiều phiên bản Bát Trạch Minh Cảnh khác nhau và bản nào cũng
tự nhận là nguyên gốc được truyền thừa từ Nhược Quan Đạo Nhân. Chúng ta rất
khó để có thể xác định đâu là chân truyền và đâu là giả truyền. Có một số thầy
phong thuỷ giỏi và nhiều học giả tại Trung Quốc và Đài Loan, với vốn kiến thức
huyền học uyên bác đã cất công kiểm chứng và nghiên cứu các bản Bát Trạch
Minh Cảnh khác nhau. Nhiều người đã tìm ra được nhiều lỗi viết tay, đánh máy
sai và nhiều dữ kiện sai trong tất cả các phiên bản. Không có phiên bản nào là
hoàn hảo mà không có lỗi. Do đó họ đã viết nhiều bài báo và sách để chữa lỗi và
chú thích rõ ràng.
Do đó, trong quyển sách này chúng tôi đã tuân theo sự hướng dẫn của vị sư phụ
của chúng tôi tại Đài Loan và nghiên cứu nhiều bản Bát Trạch Minh Cảnh khác
nhau do các học giả tại Trung Quốc và Đài Loan chỉnh lý và chú giải để mang đến
cho bạn đọc lý thuyết Phong Thuỷ Bát Trạch gần với nguyên gốc nhất.
Trong rất nhiều phiên bản Bát Trạch Minh Cảnh được nhiều học giả nghiên cứu
thì bản do Lạc Chân Đường 乐真堂 xuất bản vào năm thứ 55 đời Càn Long nhà
Thanh là nổi tiếng nhất. Và có tất cả là 180 lỗi in ấn trong tác phẩm này.
6
Sách Bát Trạch
Những Quan Điểm Khác Nhau Về Phong Thuỷ Bát Trạch
Phong Thuỷ Bát Trạch là một trường phái Phong Thuỷ đơn giản nhất. Nhưng
đừng vì lý do này mà coi thường nó hơn là những kiến thức phong thuỷ phức
tạp hơn. Mặc dù kiến thức Bát Trạch không phức tạp nhưng cũng có điểm mạnh
riêng.
Nhiều chuyên gia Phong Thuỷ Tam Nguyên ngày nay chỉ trích Phong Thuỷ Bát
Trạch là phương pháp chậm đem lại kết quả và do đó không đáng để học. Họ
tuyên bố rằng Phong Thuỷ Bát Trạch mất nhiều thời gian để có thể ứng nghiệm
và rằng Huyền Không Phi Tinh hay Huyền Không Đại Quái đem lại kết qủa
nhanh chóng hơn.
Họ nói rằng Phong Thuỷ Bát Trạch sử dụng một cung rộng bao gồm đến 45 độ
và do đó không chính xác bằng Phi Tinh sử dụng sơn 15 độ và chính xác nhất là
Huyền Không Đại Quái sử dụng 64 Quái bao gồm 384 hào, và do đó thậm chí độ
chính xác lên đến 0.984 độ.
Lối suy nghĩ này cho thấy những học giả đó thiếu sự thấu hiểu trọn vẹn về Huyền
Học nói chung và Phong Thuỷ nói riêng. Trong thực hành Phong Thuỷ thì người
học cần có kiến thức nền tảng rất chắc về Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, Bát Quái
và Loan Đầu.
Nếu không có nền tảng này, thì khi bạn càng học lên cao, dù là theo phái Tam
Nguyên hay Tam Hợp thì bạn cũng sẽ bị bế tắc vì nền tảng kiến thức kém cỏi
khiến cho tầm nhìn của bạn bị giới hạn.
Mục đích của Phong Thuỷ là để cải thiện cuộc sống và môi trường sống của chúng
ta với mục tiêu tìm cát tránh hung. Có một câu nói chung để tóm tắt đó là:
Thiên Địa Nhân Hợp Nhất
天地人合一
Ý nghĩa chung của câu nói này là “Người học cần biết cách sử dụng kiến thức
Huyền Học để tạo ra điều kiện môi trường tốt nhất để tận dụng những gì Trời Đất
đem đến bao gồm cả điều kiện môi trường sống, hình thế loan đầu, thiết kế nhà
ở, giúp cải vận mệnh lá số Bát Tự để có cuộc sống tốt đẹp hơn”.