”Nhị Trạch Thực Nghiệm” và “Trạch Vận Tân Án” là 2 trong số khá nhiều tác phẩm rất nổi tiếng của tổ sư Diễn Bản thuộc dòng phái Đàm Dưỡng Ngô Huyền Không Phi Tinh.
Phong thủy Huyền Không Phi Tinh đã có từ rất sớm, đến thời Gia Khánh, Đạo Quang Nhà Thanh khi đó đã có 6 đại phái lớn nổi lên là:
Trong đó Vô Thường phái từ Chương Trọng Sơn ở Tiên Mặc Am, người Vô Tích, Giang Tô... Do phát triển và nở rộ ở Thường Châu nên gọi là “Vô Thường phái”. Phái này lấy sự biến đổi vô thường làm sáng chỉ... do “Chương Công” chính là Tông sư khai sáng môn phái. Ông là một cự phách của Huyền Không địa lý sau Tưởng Đại Hồng. Ông viết các tác phẩm: “Biện Chính Trực Giải”, “Lâm Huyệt Chỉ Nam”, “Tiên Nguyên Ngũ Ca Giải Nghĩa”, “Tâm Nhãn Yếu Chỉ”, “Huyền Không Yếu Chỉ”…
“Nhị Trạch Thực Nghiệm” viết năm Gia Khánh thứ 8 (Quý Dậu 1813). Đến năm 1874, Tẩm Trúc Nhưng và Hồ Bá An đã dùng rất nhiều vàng bạc tiền của... đưa cho hậu duệ của Chương Trọng Sơn để mượn đọc trong một đêm... sau đó sửa thành “Trạch Đoán” đưa vào “Tẩm Thị Huyền Không Học”, nhưng cũng chỉ được 54 ví dụ về âm trạch, 17 ví dụ về dương trạch mà thôi. Ngày nay sách tái bản thêm thắt, man thư nhiều không còn đáng tin cậy nữa...
...
Tài liệu “Nhị Trạch Thực Nghiệm” như đã công khai trên thị trường thực ra chỉ là một phần của “Dương Trạch,” điều mà dòng phái Tam Nguyên Vô Thường cũng đã có đề phòng. Phần cốt tủy thì chỉ dành cho những người theo học chân chính, giữ được môn quy và đạo lý của dòng truyền thừa. Do đó, còn có phần âm trạch (phần này vốn dĩ rất khó dịch ra bản thông thường vì có rất nhiều ẩn ý, ảo diệu, thâm sâu).
Chúng tôi xin trình bày tác phẩm này dưới dạng 2 cuốn: quyển Thượng và quyển Hạ, xin phép không thêm bớt bình luận của cá nhân, nhằm mục đích phục vụ các bạn đọc yêu quý huyền thuật một cách chân phương nhất. Quý vị có thể tự học, tự nghiên cứu, tham khảo bản gốc của 2 tác phẩm này, qua đó có thể cảm nhận được đôi phần về học thuật của người xưa.
Mọi sai sót trong quá trình dịch thuật, chúng tôi mong được các bậc cao nhân chỉ giáo, xin chân thành cảm tạ.
Xin hồi hướng công đức tổ sư Diễn Bản. Nguyện cho sở học Huyền Không Phi Tinh của thầy được phổ biến rộng khắp trong cộng đồng những người nghiên cứu Phong Thủy tại Việt Nam.
Tháng 8 năm Canh Tý 2020.
Nguyễn Thành Phương
NHỊ TRẠCH THỰC NGHIỆM
Copyright © 2020 by Master Nguyễn Thành Phương
Bản quyền thuộc về
Công ty TNHH Tường Minh Phong Thủy
793/49/1 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM, Việt Nam
Telephone - (+84) 28 66 81 41 41
- lienhe.tttuongminhphongthuy@gmail.com
Website
- www.phongthuytuongminh.com
Facebook - www.facebook.com/phongthuytuongminh
Đôi Lời Của Dịch Giả
”Nhị Trạch Thực Nghiệm” và “Trạch Vận Tân Án” là 2 trong số khá nhiều
tác phẩm rất nổi tiếng của tổ sư Diễn Bản thuộc dòng phái Đàm Dưỡng Ngô
Huyền Không Phi Tinh.
Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh đã có từ rất sớm, đến thời Gia Khánh,
Đạo Quang Nhà Thanh khi đó đã có 6 đại phái lớn nổi lên là:
- Vô thường phái.
- Điền nam phái.
- Tô châu phái.
- Thượng ngu phái.
- Tương sở phái.
- Quảng đông phái.
Trong đó Vô thường phái từ Chương Trọng Sơn ở Thiên Mặc Am, người
Vô Tích, Giang Tô... Do phát triển và nở rộ ở Thường châu nên gọi là “Vô thường
phái”. Phái này lấy sự biến đổi vô thường làm sáng chỉ... do “Chương Công” chính
là Tông sư khai sáng môn phái. Ông là một cự phách của Huyền không địa lý sau
Tưởng Đại Hồng. Ông viết các tác phẩm: “Biện chính trực giải”, “Lâm huyệt chỉ
nam”, “Thiên nguyên ngũ ca giải nghĩa”,”Tâm nhãn yếu chỉ”, “Huyền không yếu
chỉ”…
“Nhị trạch thực nghiệm” viết năm Gia Khánh thứ 8 (Quý Dậu 1813). Đến
năm 1874, Thẩm Trúc Nhưng và Hồ Bá An đã dùng rất nhiều vàng bạc tiền của...
đưa cho hậu duệ của Chương Trọng Sơn để mượn đọc trong một đêm... sau đó
sửa thành “Trạch đoán” đưa vào “Thẩm thị huyền không học”, nhưng cũng chỉ
được 54 ví dụ về âm trạch, 17 ví dụ về dương trạch mà thôi. Ngày nay sách tái bản
thêm thắt, man thư nhiều không còn đáng tin cậy nữa...
Đôi Lời Của Dịch Giả
Dòng truyền thừa Vô thường phái từ Chương Trọng Sơn truyền cho
Dương Cửu Như, Dương Cửu Như lại truyền cho Đàm Dưỡng Ngô, Đàm Dưỡng
Ngô truyền cho 2 nhà sư đó là sư Hư Minh và sư Diễn Bản. Diễn Bản truyền lại
cho Đại sư Hoành Thuyền (Hoành Thuyền nổi danh giúp thủ tướng Lý Quang
Diệu chấn hưng Singapore...). Trong khi đó Sư Hư Minh truyền cho Đại sư Lưu
Dục Tài (Truyền nhân duy nhất còn tại thế tại Malaisia của truyền thừa Tam
nguyên vô thường... người duy nhất nắm giữ tài liệu trân truyền bản gốc từ Đàm
Dưỡng Ngô, Ông có trích 1 phần và tái bản 1 số sách nổi tiếng ở Đài loan, là người
duy nhất ở Malaisia sản xuất La bàn Phong thủy theo tiêu chuẩn tinh hoa của
Trung quốc...). Tài liệu họ Thẩm lộ ra chỉ là phần rất nhỏ...
Đàm Dưỡng Ngô sinh vào thời nhà Thanh (Trung quốc), người Vũ tiến,
Giang tô vào năm Quang tự thứ 16 (Năm 1890), khi 19 tuổi ông may mắn được
theo học Huyền không phi tinh từ Dương Cửu Như, đến năm 30 tuổi (Năm 1920)
thì thành lập “Tam nguyên cơ thuật nghiên cứu xã” (Trung tâm nghiên cứu cơ
thuật tam nguyên) ở Thượng Hải, sau đó đã xuất bản các sách “Biện chứng tân
giải”, “Đại huyền không thực nghiệm”, “Đại huyền không lộ thấu”…
Diễn Bản được chân truyền từ Đàm Dưỡng Ngô, tài liệu ”Nhị Trạch Thực
Nghiệm” và “Trạch Vận Tân Án” mà chúng tôi có được của chính tác giả là do
chúng tôi lần đầu tiên có được nhân duyên tìm đến đại sư Lưu Dục Tài tại CAFS,
Melacca, Malaysia, học hỏi, và sau đó về giảng dạy lại kiến thức này lần đầu tiên
ở Việt nam vào năm 2012 tại thành phố Hồ chí Minh, sau đó là tại Trung Tâm
Nghiên Cứu Kiến Trúc Phong Thuỷ của thầy HTL tại Khu Đô Thị mới Mỗ Lao,
Hà Đông, Hà Nội. Trong khoá học này về sau đã có 1 số học viên trở nên khá nổi
tiếng do thành lập cơ quan nghiên cứu ứng dụng kiến trúc phong thủy, có người
in sách và giảng dạy Huyền Không Phi Tinh từ tác phẩm “Nhị trạch thực nghiệm”
của đại sư Diễn Bản
Tuy nhiên, điều nghiêm trọng là Tam nguyên vô thường có những quy
tắc đường môn rất khác với các trường phái phong thủy khác, nếu chỉ học tập,
nghiên cứu và ứng dụng dòng phái này cho bản thân thì cũng rất tốt, không có
vấn đề gì, nhưng khi đem công khai in sách để “Ghi danh” là người đầu tiên đi
phong khai phá dòng phái mới về cho Việt nam, và đem giảng dạy lại những kiến
thức mà chính mình còn chưa giác ngộ thì lại là rất nguy hại cho xã hội. Với hành
vi gian dối, chụp ảnh 1 lớp học khác để quảng cáo và hợp pháp cho tài liệu của
mình, nhằm mục đích qua mắt bạn đọc, lấy niềm tin của người học để tô điểm
cho hình ảnh của cá nhân, đó thực chất là nhân cách hành vi cố tình phản bội
lời hứa của chính họ khi đã cam kết trên lớp học, phản bội lại môn quy của dòng
phái Tam nguyên vô thường, điều này sẽ gây lên hậu quả khôn lường đối với bản
thân cho những kẻ “Bàng môn tả đạo” chưa nghiên cứu kỹ lưỡng về dòng truyền
thừa Tam nguyên vô thường.
Do đó chúng tôi cũng đã nhận thấy trách nhiệm hết sức nặng nề đối với
bản thân, như vậy làm sao để có thể vừa cẩn trọng khi công khai chính danh học
thuật, nhưng lại chia sẻ được chính thống những giá trị chân chính vì cộng đồng,
mong sao những người hữu duyên sẽ có được lợi ích?
Cũng như con đường tu đạo, những người tu cao thường không chấp thế
sự, nhưng cũng chính vì như thế mà bàng môn tả đạo mới có chỗ hoạt động. Nếu
là đạo Phật thì Phật tổ và Thượng đế cũng không can thiệp, nhưng Thiên cơ đạo
gia còn có càn khôn vũ trụ, có đạo lý nhân sinh, cũng là để cho bàng môn tả đạo
tỉnh thức, phản tà quy chính, mà trở về với chính giác thì cũng là thiện lành vậy.
Hiện nay nội dung bản dịch tiếng Hoa về tài liệu của tổ sư Diễn Bản trên
các trang mạng, và trên thị trường hoàn toàn không hề dựa vào bản gốc, mà chỉ
dựa vào tài liệu giảng dạy rồi ghi chép lại, cũng đều là do người ta muốn biểu diễn
cái trí khôn của họ, rồi dùng nó để khống chế tư tưởng của người khác, nhằm có
được sự thỏa mãn từ vài lời ca ngợi mà thôi, không phải là chân pháp.
Ngày nay ai cũng có thể in sách, chỉ cần có được vài phần tư liệu, rồi thêm
thắt vài quan điểm cá nhân là có thể có được danh tiếng, chỉ là đáng tiếc cho
những người nghiên cứu chân chính mà thôi.
Tài liệu “Nhị trạch thực nghiệm” như đã công khai trên thị trường thực ra
chỉ là 1 phần của “Dương Trạch”, điều mà dòng phái Tam nguyên vô thường cũng
đã có đề phòng, phần cốt tủy thì chỉ dành cho những người theo học chân chính,
giữ được môn quy và đạo lý của dòng truyền thừa, do đó còn có phần âm trạch
(Phần này vốn dĩ rất khó dịch ra bản thông thường vì có rất nhiều ẩn ý, ảo diệu,
thâm sâu)
Chúng tôi xin trình bày tác phẩm này dưới dạng 2 cuốn: quyển Thượng
và quyển Hạ, xin phép không thêm bớt bình luận của cá nhân, để nhằm mục đích
phục vụ các bạn đọc yêu quý huyền thuật một cách chân phương nhất, quý vị có
thể tự học, tự nghiên cứu, tham khảo bản gốc của 2 tác phẩm này, qua đó có thể
cảm nhận được đôi phần về học thuật của người xưa.
Mọi sai sót trong quá trình dịch thuật, chúng tôi mong được các bậc cao
nhân chỉ giáo, xin chân thành cảm tạ.
Xin hồi hướng công đức tổ sư Diễn Bản. Nguyện cho sở học Huyền Không
Phi Tinh của thầy được phổ biến rộng khắp trong cộng đồng những người nghiên
cứu Phong Thuỷ tại Việt Nam.
Tháng
8
năm
Canh
Tý
2020.
Nguyễn Thành Phương
Con người ta vốn dĩ thường coi trọng 3 thứ: Ăn, Mặc và Ở. Nhờ nghề
dệt vải mà người ta không phải lo việc quần áo để mặc. Nhờ nghề làm nông mà
con người không phải lo thiếu thực phẩm để ăn. Chỉ có việc xây nhà trú thân thì
xưa nay người ta ít để ý chú trọng.
Theo chúng tôi thấy phần nhiều đều chỉ chú trọng đến việc xây dựng theo
bề ngoài mà ít biết rằng chính rằng việc bố trí sao cho thân tâm an ổn mới giúp
cho con người thành bại trong cuộc đời.
Do đó việc tầm long điểm huyệt, lập hướng bày trí xây cất nhà cửa cốt
phải hướng đến đại cục, giúp con người ta được tự do mà không phải quá chú
trọng đến một vài điều tiểu tiết nhỏ nhặt.
Bản thân chúng tôi vì muốn tinh thông học thuật kim cổ này mà không
ngại làm những công việc vất vả để mưu sinh, hành tẩu giang hồ để tầm sư học
đạo học thuật lưu truyền. Hơn 18, 19 năm đã học phải quá nửa là những nguỵ
thuyết trong Phong Thủy.
100 người tự xưng là Phong Thủy gia truyền thì có không đến 1 người là
trong gia đình có thuật phong thuỷ nhưng đã bị thất truyền từ rất lâu. Rất nhiều
học thuyết truyền lại không ứng nghiệm trong thực tế.
Thông qua việc ứng dụng trong Nhị Trạch mà từ đó mới ra khỏi màn
sương mờ ảo, dần dần chúng tôi nắm bắt được học thuật phong thủy. Dựa trên
việc ứng dụng thành công, thất bại mà từ đó bỏ đi những học thuyết sai lầm,
chúng tôi dần nhận ra rằng chỉ có học thuật Huyền Không đáp ứng đúng những
nguyên lý của Đạo.
Những gì viết trong sách này là từ kiến thức Đại Huyền Không và những
kinh nghiệm đi khắp nơi để nghiên cứu thực nghiệm mà đắc được. Chúng tôi
mong rằng việc in ấn quyển sách này sẽ giúp ích phổ biến có lợi cho cộng đồng,
nhất là với những người yêu thích nghiên cứu phong thủy.
Lời Đề Tựa
Của Đại Sư Diễn Bản
Lời Giới Thiệu