Tự Học Phong Thủy Bát Trạch 1 - Những bí quyết bát trạch chưa từng tiết lộ

162
Trang
33
lượt xem
Thông tin tài liệu

Bạn đọc thân mến,

Ra đời từ thời nhà Đường, do đại sư Nhất Hành sáng tạo ra, kiến thức phong thủy Bát Trạch từ xa xưa đã được ứng dụng trong dân gian khá phổ biến. Từ Trung Quốc, thông qua nhiều dịch giả, nổi tiếng nhất là Tái Kim Oanh, mà kiến thức Bát Trạch đã được truyền sang Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Bất cứ ai biết sơ sơ về Phong Thủy cũng hay tìm hiểu xem bản thân mình hợp với hướng nào để mua nhà, bố trí hướng giường, bếp hay ban thờ bằng cách lên mạng Internet hoặc hỏi các thầy phong thủy.

Mặc dù không được giới học thuật chuyên môn đánh giá cao về giá trị và mức độ uyên thâm nhưng kiến thức Bát Trạch giúp cho người mới tìm hiểu học hỏi bộ môn Phong Thủy có thể dễ dàng nắm bắt và ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống. Hầu như bất cứ ai đạt đến đỉnh cao học thuật Phong Tủy chắc chắn đều đã trải qua những ngày tháng đầu tập ghi nhớ “Nhất khảm, nhì khôn, Tam Chấn, Tứ Tốn, Diên Niên, Tuyệt Mạng...”

Tuy nhiên rất nhiều người nghĩ rằng Bát Trạch chỉ có những kiến thức đơn giản như phối cung Du Niên với tuổi gia chủ mà không hề biết rằng thực sự thì Bát Trạch còn có những công thức phức tạp hơn, sâu sắc hơn và đòi hỏi sự đo đạc, tính toán kỹ lưỡng hơn chứ không chỉ đơn giản là Đông Tứ Mệnh hay Tây Tứ Mệnh. Rất nhiều mảng kiến thức phong thủy Bát Trạch khi dịch qua bản của Tái Kim Oanh thì bị bỏ đi khá nhiều mà cá nhân của chúng tôi không hiểu rõ lý do vì sao.

Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp cho những bạn đọc vừa bắt đầu nghiên cứu Phong Thủy hoặc đã biết rõ bộ môn Bát Trạch qua cuốn Bát Trạch Minh Cảnh của Tái Kim Oanh có thể tìm hiểu sâu hơn trường phái phong thủy này. Chúc bạn đọc thành công trên con đường nghiên cứu phong thủy.

Nguyễn Thành Phương

Richmond, CA, 2020

1/162
background image

Bạn đọc thân mến,

Ra đời từ thời nhà Đường, do đại sư Nhất Hành sáng tạo ra, kiến thức phong thủy 

Bát Trạch từ xa xưa đã được ứng dụng trong dân gian khá phổ biến. Từ Trung 

Quốc, thông qua nhiều dịch giả, nổi tiếng nhất là Thái Kim Oanh, mà kiến thức 

Bát Trạch đã được truyền sang Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Bất cứ ai biết sơ sơ về Phong Thủy cũng hay tìm hiểu xem bản thân mình hợp 

với hướng nào để mua nhà, bố trí hướng giường, bếp hay ban thờ bằng cách lên 

mạng Internet hoặc hỏi các thầy phong thủy.

Mặc dù không được giới học thuật chuyên môn đánh giá cao về giá trị và mức 

độ uyên thâm nhưng kiến thức Bát Trạch giúp cho người mới tìm hiểu học hỏi 

bộ môn Phong Thủy có thể dễ dàng nắm bắt và ứng dụng vào trong thực tế cuộc 

sống. Hầu như bất cứ ai đạt đến đỉnh cao học thuật Phong Thủy chắc chắn đều 

đã trải qua những ngày tháng đầu tập ghi nhớ “Nhất khảm, nhì khôn, tam chấn 

tứ tốn, Diên Niên, Tuyệt Mạng..”

Tuy nhiên rất nhiều người nghĩ rằng Bát Trạch chỉ có những kiến thức đơn giản 

như phối cung Du Niên với tuổi gia chủ mà không hề biết rằng thực sự thì Bát 

Trạch còn có những công thức phức tạp hơn, sâu sắc hơn và đòi hỏi sự đo đạc, 

tính toán kỹ lưỡng hơn chứ không chỉ đơn giản là Đông Tứ Mệnh hay Tây Tứ 

Mệnh. Rất nhiều mảng kiến thức phong thủy Bát Trạch khi dịch qua bản của 

Thái Kim Oanh thì bị bỏ đi khá nhiều mà cá nhân của chúng tôi không hiểu rõ 

lý do vì sao. 

Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp cho những bạn đọc vừa bắt đầu nghiên cứu 

Phong Thủy hoặc đã biết rõ bộ môn Bát Trạch qua cuốn Bát Trạch Minh Cảnh 

của Thái Kim Oanh có thể tìm hiểu sâu hơn trường phái phong thủy này. 

Chúc bạn đọc thành công trên con đường nghiên cứu phong thủy,

Nguyễn Thành Phương

Richmond, CA, 2020

LỜI MỞ ĐẦU

2/162
background image

Mục Lục

Giới thiệu về Phong Thủy Bát Trạch 
Chương 1 - Giới thiệu về Phong Thủy cổ điển
Chương 2 - Khí là gì ?
Chương 3 - Môi trường Phong Thủy lý tưởng căn bản
Chương 4 - Tam tài
Chương 5 - Các trường phái Phong Thủy
Chương 6 - Thái Cực
Chương 7 - Ngũ Hành
Chương 8 - Hà Đồ
Chương 9 - Lạc Thư
Chương 10 - Bát Quái
Chương 11 - 10 Thiên Can & 12 Địa Chi
Chương 12 - Đo hướng với La Bàn
Chương 13 - Một số cách sử dụng La Bàn
Chương 14 - Đại Thái Cực & Tiểu Thái Cực
Chương 15 - Cách định tâm theo hình học
Chương 16 - Mệnh quái trong Bát Trạch
Chương 17 - Áp dụng Trạch Quái
Chương 18 - Nguyên lý ra đời của Cát - Hung du niên
Chương 19 - Cung vị, hướng, tiểu và đại Thái Cực
Chương 20 - Phối hợp giữa 8 Cung & 8 Sao
Chương 21 - Chọn ngày giờ theo Phong Thủy Bát Trạch
Chương 22 - Bát Trạch không chỉ bao gồm 8 Quái
LỜI KẾT

3
9

11
13
15
17
19
21
27
30
34
45
48
64
67
69
71
87

106
119
123
129
138
162

3/162
background image

Giới thiệu về 

Phong Thủy 

Bát Trạch

4/162
background image

4

Sách Bát Trạch

Bát là 8, Trạch là ngôi nhà. Phong Thủy Bát Trạch là nguồn gốc căn bản xét theo 

8 tọa nhà gốc căn cứ theo Bát Quái: Càn, Khôn, Cấn, Tốn, Khảm, Ly, Chấn và 

Đoài.

Có rất nhiều giai thoại xung quanh nguồn gốc ra đời của Phong Thủy Bát Trạch 

và bởi vì trường phái này đã khởi nguyên từ cách đây hơn 1200 năm nên rất 

nhiều câu chuyện đã bị vết bụi thời gian che khuất. 

Có một số người tin rằng lịch sử của Bát Trạch từ thời nhà Đường, và Dương 

Quân Tùng là người sáng tạo ra phương pháp này và truyền trong các đệ tử. Kiến 

thức này mãi đến thời nhà Thanh mới được viết ra thành quyển sách Bát Trạch 

Minh Kính.

Nhiều người tin rằng bản Bát Trạch Minh Kinh ngày nay, vốn được viết bởi 

Dương Quân Tùng, nhưng khi truyên dạy thì đã có nhiều dị bản, làm sai lệch đi 

các công thức, lý thuyết. 

Về Bát Trạch Minh Kính thì tương truyền vào thời vua Càn Long, một Đạo Sĩ 

đội nón rơm đã viết lại sách này (nên phần tác giả được ghi là Nhược Quán Đạo 

Nhân - người đạo sĩ đội nón rơm) tặng cho một người vô danh. Người này sau 

khi thực hành thấy hiệu quả nên quyết định truyền bá quyển sách này Bát Trạch 

Minh Kính ra ngoài cho đến ngày nay. 

Ngày nay, có nhiều phiên bản Bát Trạch Minh Kính khác nhau đều tự xưng rằng 

là bản gốc của Nhược Quán Đạo Nhân nên rất khó để có thể biết được đâu là 

chân hay giả trừ khi người học thật sự có kinh nghiệm thực hành và kiểm chứng.

Toàn bộ phần lý thuyết Bát Trạch Phong Thuỷ được trình bày trong sách này 

đã được thầy của tôi truyền lại, và đã được kiểm chứng đồng thời công nhận 

bởi những thầy phong thuỷ giỏi tại Trung Quốc và Đài Loan. Trong các bản Bát 

Trạch Minh Kính sai thì phổ biến rất, nhiều lỗi sai nhất là bản của Lạc Chân 

Đường (viết vào khoảng năm thứ 55, triều Càn Long) có tất cả 180 lỗi sai. 

5/162
background image

5

Tranh Cãi Xung Quanh Phong Thuỷ Bát Trạch

Phong Thuỷ Bát Trạch được xem là kiến thức đơn giản nhất trong các trường 

phái Phong Thuỷ. Tuy nhiên bạn đọc không nên xem thường nó bởi vì nhìn qua 

có vẻ đơn giản mà không phức tạp. Mặc dù không phức tạp nhưng kiến thức này 

chứa đựng nhiều điểm mạnh.

Nhiều người thực hành phong thuỷ Tam Nguyên Huyền Không ngày nay có xu 

hướng chỉ trích Phong Thuỷ Bát Trạch là phương pháp chậm có tác dụng, không 

tức thời nhanh chóng hiệu quả nên không đáng học hỏi. Họ nói rằng hiệu ứng 

của Bát Trạch mất rất nhiều thời gian và rằng Huyền Không Phi Tinh hay Tam 

Nguyên Đại Quái có hiệu quả nhanh hơn. 

Họ cũng cho rằng Phong Thuỷ Bát Trạch vốn dùng 45 độ (1 quái trên La Bàn) 

và cho rằng nó thiếu độ chính xác hơn Phi Tinh (sử dụng 1 sơn 15 độ trong 24 

sơn) và phương pháp chính xác nhất là Huyền Không Đại Quái có mỗi một hào 

là 0.984 độ. 

Chính lối suy nghĩ này chứng tỏ rằng họ thiếu sự hiểu biết tổng thể về các môn 

Phong Thuỷ nói riêng và các môn huyền học cổ Trung Hoa nói chung. Mục đích 

của Phong Thuỷ chính là tìm cách hoà hợp Thiên Địa Nhân để tìm ra môi trường 

sống hoà hợp nhất cho con người để tìm cách và tránh hung. 

Có một câu khẩu quyết khá nổi tiếng trong Phong Thuỷ nhưng nhiều thầy phong 

thuỷ ngày nay không biết đến hoặc đánh giá thấp giá trị của nó. Đó là: 

“Dương Trạch Cầu Nhất Phiến, m Trạch Cầu Nhất Tuyến”.

Nghĩa là Phong Thuỷ m Trạch đòi hỏi độ chính xác cao trong việc xác định 

tuyến độ toạ hướng của ngôi mộ (như 1 sợi chỉ) trong khi Phong Thuỷ Dương 

Trạch không đòi hỏi độ chính xác cao (phiên phiến) vì kích thước một ngôi nhà 

hay một mảnh đất, toà nhà,…đều khá lớn. 

Vì lẽ kích thước và quy mô khác nhau của công trình m Trạch và Dương Trạch 

nên người học cần hiểu để có sự cân nhắc sử dụng các trường phái phong thuỷ 

cho phù hợp với nhu cầu khảo sát và nghiên cứu.

Một luồng ý kiến khác là Phong Thuỷ Bát Quái không phù hợp với các trường 

6/162
background image

6

Sách Bát Trạch

phái Phong Thuỷ khác do đó không thích hợp để dùng kèm. Đây cũng là lối suy 

nghĩ sai lầm bởi vì họ không thật sự hiểu được nền tảng của kiến thức nền tảng 

bao gồm Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch và Bát Quái.

Phong Thủy Bát Trạch là phương pháp có áp dụng đầy đủ các kiến thức nền 

tảng kể trên, cũng giống như các phái Tam Hợp hay Tam Nguyên. Do đó, người 

học Phong Thủy cần trân trọng kiến thức Phong Thủy Bát Trạch như tất cả các 

trường phái khác chứ không phải chỉ bởi vì nó chỉ dựa trên Bát Quái mà nảy sinh 

tâm lý coi thường. Sự khác nhau duy nhất giữa các trường phái là lý thuyết, phân 

cung và tính toán luận đoán thời điểm xảy ra.

Theo truyền thống thì các thầy Phong Thủy ở Trung Hoa ngày xa xưa, bất kể là họ 

theo trường phái gì, Tam Hợp, Tam Nguyên, …thì đều bắt đầu học Phong Thủy 

Bát Trạch trước tiên. Mặc dù thế mạnh của Phong Thủy Bát Trạch là sắp xếp nội 

cục, phòng ốc bên trong nhà nhưng Bát Trạch cũng đề cập đến những lưu ý về 

địa hình loan đầu bên ngoài.

Trong thực tế, vào thời nhà Thanh, trong cuốn sách kinh điển “Dương Trạch Tập 

Thành” (tổng hợp tất cả kiến thức Phong Thủy dùng cho dương trạch) cũng có 

miêu tả về Phong Thủy Bát Trạch.

Có nhiều người nói rằng Bát Trạch chậm có tác dụng vì góc rộng 45 độ nên các 

sao Du Niên mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Thì ý tưởng này là do các 

thầy muốn tôn kiến thức của trường phái mình lên nên chê bai Bát Trạch hoặc 

họ không hiểu hết mọi mảng kiến thức của Bát Trạch.

Chính vì không biết hết mọi mảng kiến thức của Phong Thủy Bát Trạch nên khi 

nhiều thầy viết sách hay giảng dạy lại Phong Thủy Bát Trạch chỉ mới đang giảng ở 

phần nổi của tảng băng chứ không thật sự thấu rõ bức tranh toàn cảnh của Phong 

Thủy Bát Trạch. Điều này dẫn đến người muốn học nghiên cứu Phong Thủy mua 

sách Bát Trạch và thử nghiệm các phương pháp được dẫn giải và không thành 

công nên càng cho rằng Phong Thủy Bát Trạch không linh ứng.

Phong Thủy Bát Trạch thật sự cũng sử dụng lý thuyết về Kinh Dịch tương tự như 

Huyền Không Phi Tinh hay Huyền Không Đại Quái. Phương pháp Bát Trạch 

chính tông không bị giới hạn trong nhóm Đông Tứ hay Tây Tứ mà sử dụng cả 

24 sơn.

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn liên hệ chúng tôi để xem thêm