Mến chào quý bạn đọc, nội dung bài viết này được chúng tôi chia sẻ dưới dạng một bài nghiên cứu lịch sử dưới lăng kính thuật số học Trung Hoa, Bát Tự; không nhằm ca ngợi hay phê phán bất cứ ai dưới góc nhìn chính trị. Mọi suy diễn khác đi đều không phản ánh đúng quan điểm khi viết bài của tác giả. Các nguồn tư liệu, dẫn chứng được lấy từ trang Wikipedia tiếng Việt/Anh.
Mời bạn đọc cùng đón theo dõi!
Dấu ấn lịch sử ngày mồng 2 tháng Chín năm 1945
Mồng 2 tháng Chín năm 1945, ba tiếng Hồ Chí Minh không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu xuất hiện trước đông đảo quần chúng.
Tại quảng trường Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?"
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm "Có!" Từ giây phút đó, Bác Hồ cùng với cả biển người đã hòa làm một.
Đây là bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa giành được độc lập bằng cuộc chiến đấu suốt tám mươi năm của dân tộc. Đây còn là những lời lẽ tâm huyết, đầy cảm kích của đội tiên phong giác ngộ nhất của giai cấp cách mạng nhất, có những người con tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, trước máy chém, trước miệng súng của quân thù, đã từng giật tấm băng đen bịt mắt, hô lớn: “Việt Nam độc lập muôn năm!”.
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề Độc lập:
- Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: “Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
- Chúng tôi xin thề: “Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng”.
- Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa thì chúng tôi xin thề:
“Không đi lính cho Pháp,
Không làm việc cho Pháp,
Không bán lương thực cho Pháp,
Không đưa đường cho Pháp!”.
Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một. Đó là lời thề của toàn dân kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn.
Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: Kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Bản đồ thế giới phải sửa đổi lại vì sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng với cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra trong suốt hạ tuần tháng 8, ngày Độc lập mồng 2 tháng Chín đã có một ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc.
Độc lập, tự do đã đến với mỗi người dân. Mỗi người đã thấy được giá trị thiêng liêng của nó, thấy trách nhiệm phải bảo vệ. Vô vàn khó khăn còn ở trước mắt. Nhưng đối với bọn đế quốc, muốn phục hồi lại thiên đàng đã mất, mọi việc cũng không còn dễ dàng như xưa.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, hình ảnh lá “cờ đỏ sao vàng” được trang trọng in trên trang nhất tờ báo Tiến lên của Xứ uỷ Nam Kỳ.
Tháng 11.1940 tác phẩm “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” được quân và dân ta lập tức nhân ra trong những ngày “Khởi nghĩa Nam Kỳ”. Hàng nghìn, hàng vạn cờ đỏ sao vàng tung bay khắp vùng nông thôn Nam Bộ. Nó xuất hiện trước hết tại đình Long Hưng (Tiền Giang) bên cạnh lá cờ búa liềm tươi thắm của Đảng.
Tháng 2.1941, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh được trao cho trung đội cứu quốc quân đầu tiên mới thành lập tại Bắc Sơn. Tháng 5.1941, Mặt trận Việt Minh thành lập. Trong Chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về cờ của nước ta.
Trung tuần tháng 8.1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định lấy cờ Việt Minh (cờ đỏ sao vàng 5 cánh) là cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Và như bão táp, lá “cờ chiến thắng mang hồn nước” đã tung bay, giành lại Độc lập Tự do cho Tổ quốc qua những dấu ấn lịch sử không thể nào quên:
- Đánh sụp chế độ quân chủ tại kinh thành Huế trong ngày lễ thoái vị của Bảo Đại, 30.8.1945 – tờ chiếu thoái vị ghi là 23.8.1945.
- Tung bay ngạo nghễ trên nóc hầm tướng chỉ huy quân Pháp Đờ-cát-tơ-ri ở Điện Biên Phủ lúc 17 giờ 30 ngày 7.5.1954 – chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 30.4.1975 cờ cách mạng tung bay trên “dinh Độc Lập” xoá bỏ cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.
Không chỉ thế, lá cờ đỏ sao vàng còn phấp phới trên trời cao giữa nước Mỹ, sánh vai với hàng trăm cờ của các nước trên thế giới tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Thật đáng tự hào!
Không ai khác chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cả hai đã có cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào 6.1940 tại Trung Quốc ngay từ đầu đã có sự đồng cảm, gần gũi, chân tình, gắn bó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thời gian sau đó, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc giới thiệu các ông Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và Cao Hồng Lãnh đi học Trường Quân chính Diên An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), đồng thời nhấn mạnh phải tranh thủ học tập về quân sự.
Những hoạt động sôi nổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tổng khởi nghĩa năm 1945 có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Không những có những cống hiến xuất sắc cùng T.Ư Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh họp bàn, đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước, mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng Khu giải phóng vững mạnh.
Ngày sinh của ông theo Dương Lịch: 25/08/1911, không rõ giờ sinh
Theo Bát Tự thì là: Đinh Mão / Bính Thân / Tân Hợi, có nguồn nói ông có thể sinh vào giờ Hợi (21-23 giờ)
Theo đây thì ông có cách cục: Thiên Quan, Thiên Tài.
Nhật can Đinh có đặc điểm lớn nhất là trường thọ, dù cho có mắc trọng bệnh cũng kéo dài một khoảng thời gian mới ra đi. Nhật can Âm chủ trường thọ. Nhật can Âm còn chủ là người nhu hòa.
Mệnh Đinh Hỏa muốn cường vượng thì cần cả Giáp Mộc và Canh Kim. Cần nhiều Giáp Mộc và một ít Canh Kim là giải quyết được vấn đề. Ông sinh vào tháng Canh Thân, trong Thân tàng Canh Nhâm Mậu tức là Canh Kim nhiều, chưa kể ông lại tham gia vào binh nghiệp, binh nghiệp vũ khí sung đạn tất cả đều Hỏa (cháy nổ, khói lửa) và Kim (súng ống, xe pháo sắt thép). Canh Kim vừa hiện rõ vừa ẩn tàng nên số của ông làm trong quân đội là “đúng người đúng việc”. Đinh và Nhâm lại hóa Mộc, Mậu và Quý lại hóa Hỏa. cho nên nếu nhìn sơ qua lá số tưởng ông là lửa yếu cháy leo lét trong mùa thu nhưng thực chất là bản thân lại ẩn tàng rất nhiều sức mạnh của Mộc, Hỏa hỗ trợ. Tuy nhiên lại là vì chỉ ẩn tàng nên đây là sức mạnh bên trong của ông chứ thể hiện ra bên ngoài thì ít khi nào ông thể hiện sức mạnh bản thân này.
Nhận định của nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), tướng Giáp có bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ.
Vì mệnh cần Giáp nên được đặt tên là Nguyên Giáp để bổ sung, đây chính là điểm thành công của Hán Thư Định Danh Học, dựa trên lá số để đặt tên thật sự có hiệu quả mà đây là một ví dụ điển hình. Chữ Giáp cũng đồng nghĩa với Khoa Giáp nên có thể thấy được mong muốn của phụ mẫu ông là muốn con mình đỗ đạt đường khoa cử. Chứ không phải như nhiều người nói là ông sinh năm Giáp, thực sự là tướng Giáp phải là sinh năm Quý thì lá số mới khớp.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khu- yên dạy con: “Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho”. Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông.
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. [Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. (nguồn: Wikipedia)
Giáp Mộc cũng thể hiện qua quần áo màu xanh lá cây; do đó việc ông gia nhập quân đội nơi có đồng phục màu xanh lá cây cũng phù hợp tăng vận cho ông.
Người Đinh Hỏa cũng có tính nhạy bén, có thể tính toán chính xác chi li công việc. Do đó một số người nói ông nhớ chính xác từng chi tiết, vạch rõ tỉ mỉ kế hoạch tác chiến, điều này không hề nói ngoa chút nào vì bản thân ông là một người tỉ mỉ. Mệnh này vào năm 6 tuổi hành vận Kỷ Mùi 10 năm; Kỷ Mùi đối với người Đinh Hỏa không phải là thuận lợi nếu không muốn nói rằng Mùi chính là mật mã gây đau khổ khó khăn cho cuộc đời của tướng Giáp. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các năm Mùi trong cuộc đời của Đại Tướng.
Năm 1919 tức năm tướng Giáp được 8 tuổi, đang hành vận Kỷ Mùi cũng gặp năm 1919 là năm Kỷ Mùi, là phạm Phục Ngâm nên tai họa ùn ùn kéo đến. Trong năm nay cha ông và chị gái ông liên tiếp mất đi, là niềm đau khổ không gì sánh bằng.
Như vậy tai họa đầu tiên của cậu bé Giáp gặp phải là vào năm Kỷ Mùi thuộc đại vận Kỷ Mùi. Sự việc cha ông mất sớm cũng có thể nhìn thấy được trong lá số và sau này cũng là số ông tương đối đào hoa và có 2 vợ cũng là do: 2 Kim Canh Tân bị nhật can Hỏa khắc. Hỏa khắc Kim, Kim chính là Thê Tài đại diện cho tiền bạc, vợ và cũng là cha của tướng Giáp; vì có tới 2 Kim nên số tướng Giáp có vợ chính và vợ phụ; thường người có 2 Thê Tài có thể sẽ có 2 đời vợ hoặc có 1 người tình, vợ lẽ và cũng là người khắc cha ruột của mình.
Có thể nói tuổi thơ cậu từ khi sinh ra đến năm 21 tuổi toàn gặp chuyện bất lợi, cậu chỉ gặp thuận lợi về mặt học hành. Năm 16 tuổi tức năm 1927 ông bị đuổi học khi đang học trường Quốc Học Huế, khi vừa bước vào đại vận Mậu Ngọ; Mậu và Kỷ đều không phải là vận tốt cho ông nên đến lúc này đời ông vẫn gian nan đường học hành khoa cử dù tư chất thông minh học hành rất giỏi.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa.
Từ năm 21 tuổi hành vận Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa lại ẩn tàng Đinh, Kỷ nên ông bắt đầu gặp được nhiều người bạn bè cùng chung giúp sức. Bắt đầu từ năm 26 tuổi hành đại vận Đinh Tỵ, Tỵ ẩn tàng thiên can Bính, Mậu, Canh;
Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. (nguồn: theo Wikipedia)
Tuy nhiên tai họa thứ hai lại xảy ra vào đúng năm Mùi tiếp theo của cuộc đời ông, năm 1931:
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế.
Vào cuối 1930, đầu 1931 thì ông bị bắt và vào cuối năm 1931 là đã gần hết năm Mùi thì ông lại được trả tự do.
Năm ông 26 tuổi, 36 tuôi tức khoảng từ năm 1937-1947 là hành 2 đại vận Tỷ Kiên liên tiếp: Bính và Đinh phù trợ cho nhật can Đinh nên chủ về việc ông được nhiều người giúp sức, bạn bè xung quanh hỗ trợ, đồng chí giúp đỡ nên con đường thăng tiến rất nhanh.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[15]
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.
Tuy nhiên vào năm Mùi thứ 3 trong cuộc đời tức 1943 thì ông đón nhận tin người vợ đầu tiên đã qua đời.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Ảnh tư liệu.
Cuối năm 1943, do điều kiện sống khắc nghiệt, tại nhà lao Hỏa Lò xảy ra dịch sốt chấy rận (typhus). Với kiến thức y khoa có được trong thời gian ngắn học tại Trường Bà đỡ Hà Nội, bà hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, vì vậy đã kiệt sức và nhiễm bệnh thương hàn. Các đồng chí của bà trong nhà lao Hỏa Lò đã đấu tranh đòi đưa bà đến nhà thương Robin (còn gọi là “Nhà thương làm phúc”, nay là Bệnh viện Bạch Mai). Linh cảm thấy mình khó qua khỏi, bà nhắn mẹ chồng đưa con ra Hà Nội để được gặp mặt. Tuy nhiên, lần gặp mặt cuối cùng đã không thành. Bà qua đời ngày 29 tháng 1 năm 1944 tại nhà thương Robin.
Lưu ý một điều rằng bà Nguyễn Thị Quang Thái qua đời vào trước tiết Lập Xuân của năm 1944 nên thực chất theo lịch pháp thì vẫn thuộc năm 1943, tức năm Quý Mùi. Năm Quý này cũng là lập lại phục ngâm của năm sinh Quý Hợi của ông nên nước mắt bi thương tràn ngập. Nếu như bà có thể sống sót qua ngày 5 tháng 2 năm 1944 tức thuộc năm Giáp Thân thì chắc chắn sẽ qua khỏi vì Giáp là năm tướng Giáp được phò trợ mà thoát khỏi họa năm Mùi. Âu cũng là số trời!
Khi ông bước vào đại vận Bính Thìn (năm 36-46 tuổi), được Hỏa của Mặt Trời giúp sức nên ngọn lửa đèn mới tỏa sáng lộng lẫy; ông được phong Đại Tướng khi 37 tuổi, tức vừa bước vào đại vận Bính Thìn thì ngay lập tức tỏa sáng.
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.
Chính trong Đại Vận Bính Thìn này khi nhật can Đinh Hỏa của ông chấy mạnh mẽ nhờ Bính Hỏa của đại vận giúp sức lại thêm vào năm 1954 là Giáp Ngọ trong đó Giáp là Mộc, Ngọ là Đinh Hỏa nên năm 1954 ông lãnh đạo thành công chiến thắng Điện Biên Phủ chính là Mộc Hỏa quá đầy đủ. Nếu như là một người mệnh khác có lẽ chưa chắc có được chiến thắng lừng lẫy như vậy.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là đại vận tốt nhất trong cuộc đời ông, đại vận tốt nhất của ông phải nói chính là được Thực Thần Giáp Ất sinh trợ. Người Đinh Hỏa mà có Giáp Ất hỗ trợ thì không gì bằng, có thể một đời vinh hiển. Tuy ông sinh vào ngày Đinh Mão trong đó Mão đã tàng Ất tuy nhiên là chỉ tàng ẩn; phải đợi đến khi hành đại vận Giáp Ất khi có Mộc dồi dào thì ông mới bước ra ánh sáng mà tỏa sáng rực lửa như 1 ngọn đèn hải đăng, Mộc dồi dào thì Hỏa mới rực sáng bừng bừng.
Đại vận Giáp, Ất tiếp theo chính là khoảng thời gian ông 46 – 65 tuổi, tức từ năm 1957 – 1976. Đây là thời kỳ Nam Bắc nội chiến với sự hỗ trợ của 2 phe đồng minh Trung Quốc-Liên Xô và Mỹ.
Tai họa tiếp theo xảy ra vào năm 1967 là năm Đinh Mùi, đầu năm có vẻ như mọi việc thuận lợi với ông tuy nhiên càng gần về cuối năm thì chắc chắn ông gặp nhiều bất lợi cũng do 1 chữ Mùi. Đỉnh điểm chính là ông bị nghi trong vụ án “Xét Lại” và không được Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng coi trọng nên việc lên kế hoạch chiến tranh Mậu Thân 1968 không được ông đồng ý dẫn đến cuộc chiến này thật ra chịu rất nhiều tổn thất mà ít tài liệu chính thống nào nói đến vì lý do “nhạy cảm”, “công tác tuyên truyền” mà hầu như chỉ nói rằng đây là một cuộc chiến thắng.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Bản thân ông đã tham gia lập kế hoạch, nhưng khi chiến dịch diễn ra thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary nên không chỉ đạo trực tiếp. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Từ năm ông 56-65 tuổi là thời gian ông hành vận Giáp Dần. Giáp là Mộc, Dần cũng là Mộc nên Giáp Dần là Mộc trùng trùng sinh trợ cho Đinh Hỏa cháy mãnh liệt hơn nữa.
Thời điểm thứ 2 tỏa sáng của đời ông sau chiến thắng Điện Biên Phủ chính là thời điểm 1974 – Giáp Dần và 1975 Ất Mão. Đang hành đại vận Giáp Dần là Dụng Thần lại gặp tiếp năm Giáp Dần, bản thân lại là Giáp; không gì tuyệt vời hơn; sang 1975 thì lại là năm Ất Mão với Ất cũng Mộc, Mão cũng là Mộc nên Mộc khí cũng không thua kém nên ông chỉ đạo thành công trận chiến 1975.
Như vậy cuộc đời ông liên tiếp gặp thuận lợi từ năm 21 tuổi đến 65 tuổi, trên 40 năm, hành 4 đại vận liên tiếp đều tốt đẹp tuy có lúc gặp đau buồn là những năm Mùi nhưng hầu như đều thuận lợi.
Tuy nhiên cuộc đời của ông sau năm 66 tuổi thì gặp bất lợi nhiều, âu cũng là lúc tuổi cao nên có lẽ chỉ nên là thời gian nghỉ ngơi xế chiều. Sau 1975 thì ông hành vận Quý Sửu, Quý thuộc Thủy nên không có lợi với Hỏa Đinh, cũng là lúc hành vận Quan. Thời gian này ông được làm quan khá nhiều mà người ta hầu như không giao cho ông công việc quân sự kể cả chiến tranh 1979 nhưng hầu hết đều không có lợi cho ông, thậm chí có lúc còn được giao phục trách công việc sinh đẻ kế hoạch hóa dân số.
Do đó cuối năm 1979, cũng là năm Mùi là thời điểm ông từ chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng.
Năm Mùi tiếp theo tức năm 1991, ông bị bôi nhọ vụ Năm Châu Sáu Sứ nên thôi chức Ủy Viên Trung Ương, Phó Thủ Tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.
Cả cuộc đời ông khi dính tới làm quan chức hầu như bị đố kỵ, ganh ghét, hãm hại đó là do Đinh Hỏa kỵ nhất là Thủy.
Do đó có thể nói Mật Mã lớn nhất của cuộc đời tướng Giáp là Mùi và Thủy.
1919: Kỷ Mùi – mất cha và chị gái
1931: Tân Mùi – bị bắt bỏ tù
1943: Quý Mùi – vợ mất
1955: Ất Mùi – mâu thuẫn lãnh đạo
1967: Đinh Mùi – bị án “Xét Lại”, không được chỉ huy chiến dịch Mậu Thân
1979: Kỷ Mùi - từ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng
1991: Tân Mùi – bị bôi nhọ uy tín chính trị
2003: Quý Mùi – mắt ông mờ dần do đục thủy tinh thể, thị lực chỉ còn 2-3/10, phải phẩu thuật
Ông mất vào ngày 18h09, 4/10/2013: Bát tự: Giờ Tân Dậu, ngày Quý Mão, tháng Tân Dậu, năm Quý Tỵ
Năm tháng ngày giờ đầy Quý Thủy và Tân Kim, Dậu Kim, ngày Mão và tháng Dậu xung nhau. Mệnh Hỏa như ngọn đèn leo lét trước gió giờ gặp một cơn Hồng Thủy như cơn bão tràn qua Quảng Bình quê ông nên cuối cùng ngọn đèn trăm tuổi đã vụt tắt.
Nơi án tang ông – Đảo Yến, Vũng Chùa, Quảng Bình cũng là một vùng có phong thủy đẹp hiếm có; hi vọng ông sẽ an giấc ngàn thu!
Một nén hương cho người đã ra đi.
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương