Mồng 9 Tháng Giêng - Vía Ngọc Hoàng Thượng Đế - 1001 Pháp Phong Thuỷ
30/01/2023

Đây là một ngày lễ lớn, có thể nói là lớn nhất trong văn hoá Đạo Giáo. Số 9 đại diện cho Trời, tức Cửu Thiên hay như người ta nói là Chín Tầng Trời, là cao nhất, vượt trên cả Bát Quái hay Ngũ Hành. Do đó ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế là ngày mồng 9 tháng Giêng Âm Lịch.

Để chuẩn bị dâng cúng, chúng ta cần chuẩn bị nhiều loại thức ăn, trái cây, cúng phẩm, nhang đèn, thức uống trên ban thờ vào 23h đêm ngày mồng 8 tháng Giêng Âm Lịch.

Việc thờ cúng sẽ bắt đầu từ 23h đêm ngày mồng 8 kéo dài đến 7 giờ sáng ngày mồng 9 tức giờ Thìn, cũng là giờ đóng cửa Thiên Môn.

Tương truyền ngày xưa có một nhóm người nông dân ở một làng quê nọ thường bị lũ cướp đến tấn công. Những người dân vô tội trốn trong ruộng mía và cầu nguyện đến Ngọc Hoàng Thượng Đế mà được thoát nạn. Từ đó về sau người ta nhắc nhở nhau phải cúng một cặp mía để tỏ lòng biết ơn đến Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Theo Ngọc Hoàng Cao Thượng Bổn Hành Tập Kinh 玉皇高上本行集经 thì truyền thống này được lưu truyền từ rất lâu đời. Từ thời thượng cổ, có một vương quốc tên là Quang Nghiêm Diệu Lạc Quốc 光严妙乐国. Vị vua nắm quyền ở đây là Kinh Đế và vợ ông là Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu đều đã già và không có ai để nối ngôi hoàng đế, nên ông cầu xin thiên thượng ban cho một đứa con trai.

Một đêm, hoàng hậu mơ thấy một pháp sư xuất hiện và giao một đứa con cho bà, sau đó không lâu bà mang thai và hạ sinh một người con trai vào ngày mồng 9 tháng Giêng Âm Lịch. Sau khi hoàng tử lớn lên thì ông thừa kế ngai vàng và sau đó từ bỏ đến đến vùng núi xa xôi để tu Đạo. Sau khi chịu hơn 1 triệu kiếp nạn, thì ông đắc Đạo và đạt được địa vị Vua Cõi Trời - Tức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Vào năm 1105, thời kỳ Bắc Tống thì vua nhà Tống gọi ông bằng tước hiệu Thái Thượng Khai Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chân Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế 太上开天执符御历含真体道玉皇大天帝.

Nghi Thức Cúng Mồng 9 Tháng Giêng Âm Lịch

Cúng phẩm bao gồm:

Một ban thờ Thiên Cung gọi là Thiên Cung Toà 天公座

Một cặp mía có đầy đủ lá và rễ biểu thị sự đầy đủ. Một tờ giấy tiền vàng mã đặc biệt gọi là Cao Tiền 高钱 được dán vào cây mía biểu thị cho sự thịnh vượng.

Một cặp đèn cầy màu đỏ, một bát hương, 3 cây nến lớn (loại không tắt trước gió lớn).

Chọn 3 hoặc 5 loại trái cây: táo (平果 đại diện cho Bình An), chuối (香蕉 đại diện cho chiêu Tài), quýt (桔 đại diện cho Cát Tường), Phật Thủ (佛手果đại diện cho Sống Thọ), nho (葡萄子 đại diện cho Sinh Trưởng), dứa (风利 đại diện cho lợi nhuận).

Các loại bánh kẹo: bánh tổ, bánh thọ, mì trường thọ, bánh hồng quy.

Các loại giấy tiền vàng mã: Thiên Cung Kim, Quý Nhân Phù, Bách Gỉai Phù, Thiên Cung Y, 12 quả trứng luộc màu đỏ (tượng trưng cho 12 tháng luôn may mắn).

Hoa thơm có màu đỏ hoặc vàng, tránh loại có màu trắng hay có gai.

Thức ăn chay: bún gạo, nấm, táo Tàu…

Một số người thích cúng mặn có thể dùng Thịt Heo Quay, Gà, Cá, Tôm, Cua, Vịt hay Tam Sên.

3 ly trà và rượu.

Giấy tiền vàng mã sẽ được xếp thành hình thỏi vàng tương ứng với số tiền mà chúng ta kiếm được trong năm đó. Nếu năm nay phát tài, giàu có hơn thì sẽ đốt thêm tương ứng. Chúng tôi thấy có rất nhiều người mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng Giêng Âm Lịch đốt càng ngày càng nhiều giấy tiền vàng mã, hỏi ra thì năm sau họ đều kiếm được rất nhiều hơn hẳn năm trước.

Nghi Thức:

Chúng ta có thể cầu nguyện đến Ngọc Hoàng để được bảo hộ về sức khoẻ, tuổi thọ, thành công, sự nghiệp và tài lộc cũng như trừ tiểu nhân. Tiểu nhân có thể dùng một hình nhân bằng giấy để đại diên cho người xấu.

Sau khi cúng xong thì đốt hình nhân giấy và đập vỡ vỏ trứng màu đỏ để đánh dấu một sự khởi đầu mới. Nghi thức này biểu thị những gì yếu đuối (không giữ được tiền, dễ mất tiền) sẽ được tăng cường sau khi nghi thức tiến hành xong.

Mọi người trong nhà có thể tham gia nghi thức này để cầu mong sự thịnh vượng và bảo hộ trong suốt cả năm.

Một vài chia sẻ,

Nguyễn Thành Phương