• Trang chủ
  • /
  • Tin tức
  • /
  • Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Hiểu Đúng Về Một Khái Niệm Quan Trọng Trong Phong Thuỷ
Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Hiểu Đúng Về Một Khái Niệm Quan Trọng Trong Phong Thuỷ
01/07/2024

Ngũ Hành Nạp Âm là một trong những chủ đề gợi nhiều sự tò mò và khó hiểu nhất đối với học viên. Cùng Tường Minh tìm hiểu chi tiết về kiến thức Ngũ Hành Nạp Âm qua bài viết này nhé!

Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Hiểu Đúng Về Một Khái Niệm Quan Trọng Trong Phong Thuỷ

1. Ngũ Hành Nạp Âm là gì?

Nạp Âm có nghĩa là “tiếp nạp âm thanh”, bao gồm 5 hành là Mộc, Hoả, Thổ, Kim và Thuỷ. Khi mới học phong thuỷ thì người học đã biết 10 Thiên Can, 12 Địa Chi và 8 Quái đều có hành riêng, gọi là Chính Ngũ Hành.

Khi học lên cao thì người học bắt đầu tiếp xúc với Song Sơn Ngũ Hành và Nhân Bàn Phùng Châm Ngũ Hành. Đây là ngũ hành được phân bố theo các Thiên Can, Địa Chi và Bát Quái theo những cách khác.

Sau nữa thì đến 60 tổ hợp giữa Thiên Can và Địa Chi gọi là 60 Hoa Giáp. Và ngũ hành của mỗi tổ hợp trong 60 tổ hợp thì lại khác với ngũ hành của Thiên Can hay Địa Chi cấu tạo rời rạc. Điều khiến người học khó hiểu đó là tại sao lại phân bố ngũ hành 60 Hoa Giáp theo một cấu trúc hỗn loạn như vậy và có liên quan gì đến yếu tố âm thanh?

2. Ngũ Hành Nạp Âm Từ Đâu Ra?

Ngũ Hành Nạp Âm bắt nguồn từ sự kết hợp giữa phong thuỷ và âm nhạc truyền thống cổ điển Trung Hoa. Âm nhạc truyền thống này bao gồm 12 âm: Hoàng Chung, Đại Lữ, Thái Thốc, Giáp Chung, Cô Tẩy, Trọng Lữ, Nhuỵ Tân, Lâm Chung, Di Tắc, Nam Lữ, Vô Xạ và Ứng Chung. Theo truyền thống, 12 âm này được chia thành 6 Luật và 6 Lã, tương ứng với Âm và Dương trong phong thuỷ.

Ngoài ra, âm nhạc cổ điển Trung Hoa còn chia làm ngũ cung: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ, tương ứng với 5 hành: Thổ, Kim, Mộc, Hoả và Thuỷ. 12 âm và 5 cung kết hợp tạo ra 60 tông, chia thành 30 cặp. Tương tự, 60 Hoa Giáp trong phong thuỷ cũng chia thành 30 tổ hợp, mỗi cặp gắn với một hành.

3. Quy Luật Ngũ Hành Nạp Âm

3.1 Quy Luật Thứ Nhất: Thứ Tự Ngũ Hành

Thứ tự ngũ hành trong Nạp Âm là: Kim => Hoả => Mộc => Thuỷ => Thổ. Cứ như thế mà lặp đi lặp lại.

Thứ tự trên rất khác với chiều tương sinh của ngũ hành là: Mộc => Hoả => Thổ => Kim => Thuỷ.

Các học giả cố gắng giải thích theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể xem 2 cách giải thích như sau:

Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Bí Mật Đằng Sau Học Thuyết Phong Thủy

Sơ đồ này biểu thị theo Tiên Thiên Bát Quái và Ngũ Hành Tương Ứng.

Càn đại diện cho Thiên và Thái Dương. Hành là Kim. Do đó vạn vật trong cuộc sống bắt đầu từ Kim, biêu thị Thiên Môn.

Chiều tương ứng của Tiên Thiên Bát Quái là: Càn Kim => Đoài Kim => Ly Hoả => Chấn Mộc => Tốn Mộc => Khảm Thuỷ => Cấn Thổ => Khôn Thổ.

Khôn đại diện cho Địa và Thái Âm. Vị trí của Khôn nằm ở cuối chu trình và biểu thị Địa Hộ.

Như vậy đó là chiều ngũ hành nạp âm cũng chính là chiều của vũ trụ.

Về mặt lý thuyết thì chiều tương sinh ngũ hành chính là chiều tự nhiên của vũ trụ: Mộc => Hoả => Thổ => Kim => Thuỷ trong khi Ngũ Hành Nạp Âm biểu thị Chiều Ứng Dụng.

Để Kim có thể trở nên hữu dụng thì phải trải qua Hoả rèn. Nên Kim được tiếp nối bằng Hoả.

Để Hoả có thể cháy rực rỡ thì Hoả phải được Mộc cung cấp nhiên liệu. Do đó Hoả được tiếp nối bởi Mộc.

Mộc đại diện cho sinh trưởng. Thuỷ rất cần thiết để Mộc có thể phát triển. Do đó Mộc được tiếp nối bởi Thuỷ.

Thuỷ chỉ trở nên hữu dụng nếu được kiểm soát và điều phối bởi đất Thổ. Do đó Thuỷ được tiếp nối bởi Thổ.

Thổ trở nên hữu dụng nếu có chứa Kim. Do đó Thổ được tiếp nối bởi Kim ….quy luật cứ như thế lặp lại.

3.2 Quy Luật Thứ Hai: Đồng Loại Phu Thê, Cách Bát Sinh Tử

Tam Mệnh Thông Hội giải thích rằng “Đồng Loại Phu Thê, Cách Bát Sinh Tử”.

Câu này có nghĩa là nếu 2 Can cùng một chính ngũ hành thì sẽ xem như là cặp vợ chồng và sẽ cùng hành nạp âm. Ngoài ra, theo quy luật tiếp theo thì không phải là Hoa Giáp tiếp theo mà chính là cách 8 cặp đếm thuận.

Ví như chúng ta khởi đầu đếm từ Giáp Tý. Tiếp theo sẽ là Ất Sửu. Vì Giáp và Ất cùng thuộc hành Mộc nên Ất Sửu sẽ là người vợ của Giáp Tý và cả 2 can cùng ngũ hành nên theo quy luật Đồng Loại Phu Thê thì cả hai sẽ là Kim.

Như vậy thế hệ con “Sinh Tử” tiếp theo không phải là Bính Dần mà sẽ là cách 8 cặp tiếp theo tức là Nhâm Thân. Do đó Nhâm Thân là con trai của Giáp Tý/Ất Sửu, và người vợ sẽ là Quý Dậu.

Thế hệ con cháu tiếp theo sẽ là từ Nhâm Thân tiếp sau 8 tổ hợp, chính là Canh Thìn và người vợ là Tân Tỵ cũng như Canh Thìn là con trai của chồng Nhâm Thân và vợ Quý Dậu.

3 cặp đầu tiên do đó sẽ là: Giáp Tý - Ất Sửu / Nhâm Thân - Quý Dậu / Canh Thìn - Tân Tỵ, và đều mang theo ngũ hành nạp âm.

Theo cùng nguyên lý đó thì 3 cặp tiếp theo là: Mậu Tý - Kỷ Sửu / Bính Thân - Đinh Dậu / Giáp Thìn - Ất Tỵ. Nhưng ngũ hành nạp âm sẽ không còn là Kim nữa mà đã chuyển thành Hoả.

Tiếp theo cùng quy luật thì 3 cặp tiếp theo là Nhâm Tý - Quý Sửu / Canh Thân - Tân Dậu / Mậu Thìn - Quý Tỵ có ngũ hành nạp âm là Mộc.

3 cặp tiếp theo là Bính Tý - Đinh Sửu / Giáp Thân - Ất Dậu / Nhâm Thìn - Quý Tỵ được xem là hành Thuỷ.

3 cặp tiếp là Canh Tý - Tân Sửu / Mậu Thân - Kỷ Dậu / Bính Thìn - Đinh Tỵ được xem là hành Thổ.

Như vậy chúng ta đã bao quát được 30 trong số 60 Hoa Giáp và tất cả đi theo quy luật chuyển động: Kim => Hoả => Mộc => Thuỷ và Thổ.

Còn 30 tổ hợp còn lại thì đi theo bắt đầu từ Giáp Ngọ, và câu chuyện được lặp lại theo quy luật trên.

3 cặp đầu tiên là Giáp Ngọ - Ất Mùi / Nhâm Dần - Quý Mão / Canh Tuất - Tân Hợi và ngũ hành tương ứng là Kim….Theo cách tương tự thì chúng ta có thể hoàn tất toàn bộ 30 cặp tổ hợp còn lại.

Lưu ý rằng mỗi một ngũ hành nạp âm sẽ được lặp lại 3 lần trước khi thay đổi. Bạn đọc tinh ý sẽ phát hiện rằng các Hoa Gíap khởi đầu luôn bắt đầu từ Địa Chi Tý hay Ngọ, Địa Chi tiếp theo sẽ luôn là Thân hay Dần và cuối cùng sẽ là Thìn hay Tuất.

Tý và Ngọ được gọi là Địa Chi Trọng, Thân và Dần được gọi là Địa Chi Mạnh trong khi Thìn và Tuất được gọi là Địa Chi Quý. Và quy luật phân bố luôn là Tý / Thân / Thìn hay Ngọ / Dần / Tuất để hoàn thành đủ Mạnh Trọng Quý trước khi di chuyển sang hành tiếp theo.

4. Cách Đếm Tắt Ngũ Hành Nạp Âm Mà Không Cần Tra Bảng

4.1 Bàn tay Thiên Can

Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Bí Mật Đằng Sau Học Thuyết Phong Thủy

4.2 Bàn tay Địa Chi

Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Bí Mật Đằng Sau Học Thuyết Phong Thủy

4.3 Bàn tay Ngũ Hành

Luận Giải Ngũ Hành Nạp Âm - Bí Mật Đằng Sau Học Thuyết Phong Thủy

 

Ngũ Hành Nạp Âm là một phần không thể thiếu trong phong thuỷ, mang đến sự cân bằng và hài hòa giữa con người và vũ trụ. Hiểu rõ và áp dụng đúng Ngũ Hành Nạp Âm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại sự bình an và thành công. 

Ngũ Hành Nạp Âm cũng hàm chứa rất nhiều bí ẩn bên trong. Để khai phá thêm kiến thức Ngũ Hành Nạp Âm, bạn đọc có thể tìm đọc quyển Ebook Luận Ngũ Hành Nạp Âm do Đại sư Nguyễn Thành Phương biên soạn. 

 Đại sư Nguyễn Thành Phương chia sẻ về Ngũ Hành Nạp Âm


Trên đây là những Luận Giải Chi Tiết Về Ngũ Hành Nạp Âm Trong Bát Tự mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để ứng dụng vào thực hành Phong thủy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Bát Tự có thể đăng ký các lớp học Bát Tự hoặc dịch vụ Tư Vấn Lá Số Bát Tự của chúng tôi qua Hotline: 0981 229 461 hoặc Fanpage: Phong Thủy Tường Minh.