Ngày xưa ông cha ta vốn sử dụng chữ Hán Việt nên việc hiểu kiến thức phong thủy... sâu sắc hơn con cháu ngày nay chỉ học theo chữ cái La Tinh ABC mà mất đi gốc.
Người học phong thủy nếu thật sự nghiêm túc với nghề, ít nhất cần đi học Hán Nôm, còn nếu tốt nhất là học tiếng Hoa (Phổ Thông hoặc Quảng Đông) để sang các nước như Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan để học từ nơi gốc. Nếu chỉ học bằng chữ cái La Tinh hoặc thậm chí học bằng tiếng Anh cũng sẽ không hiểu sâu được.
Người học huyền học nếu rõ về gốc chữ Hán Việt sẽ nắm chắc được ẩn ý của các đại sư ngày xưa.
Ví như, trong Kỳ Môn Độn Giáp nếu một người tính toán ngày giờ tốt chính xác, luôn xảy ra các hiện tượng gọi là Thiên Địa Cảm Ứng hay còn gọi là Khắc Ứng.
Trong hàng ngàn hiện tượng có thể xảy ra thì Mưa luôn được xem là hiện tượng có giá trị cao nhất (có rất nhiều lý do mà các bạn nêu ra đều chính xác như: tài lộc, thanh lọc sạch sẽ,....).
Thực ra, đối với người mới học viết phù, niệm chú, tu Đạo Giáo thì chữ quan trọng nhất cần tập khi viết phù đó là Linh. Linh biểu thị cho sự linh ứng, tiếng Hán Phồn Thể được viết như sau: 靈。Các câu thần chú thường có "Thiên Linh Linh, Địa Linh Linh ..."
Chữ Linh từ tượng hình gốc trong tiếng Hán có nghĩa là hiện tượng trời mưa (Vũ 雨) khi có người vu sư (dùng huyền thuật 巫) bày đồ cúng (3 chén rượu 口口口)để xin ông Trời. Ngoài ra, còn có chữ 示 là Thể tức thể hiện, biểu lộ, như vậy nếu ông Trời muốn biểu lộ sự linh ứng thì khi bay cúng lễ sẽ có mưa.
Như vậy, nếu thuật của người thầy là chính xác (thường chỉ có Kỳ Môn Độn Giáp Trạch Nhật mới có thể đạt đến cấp độ Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa và cả Thần Trợ), bày lễ đúng theo sự tính toán, quy luật thiên địa thì tất nhiên ông trời sẽ báo hiệu bằng hiện tượng trời mưa. Đó là Linh Ứng.
Bạn đọc có thể xem giải thích ý nghĩa từ Linh như hình bên dưới.
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương