Phong Thủy Truyền Kỳ: Bí Ẩn Mộ Ông Nội Lai Bố Y
05/05/2023

1. Tiểu sử thầy Phong Thuỷ nổi tiếng Lai Bố Y

Lai Bố Y (赖布衣) là phong thủy đại sư triều nhà Tống, tên gốc là Lai Phong Cương, tự là Văn Tuấn, đạo hiệu là Bố Y Tử, còn xưng là Lai Bố Y, được người đời gọi là “Tiên Tri Sơn Nhân”. Ông là một trong số những Đại Sư Phong Thuỷ rất nổi tiếng trong lịch sử, và được xem là một trong Tứ Đại Danh Sư Của Phong Thuỷ. 

Thầy phong thuỷ nổi tiếng Lai Bố Y thời sinh khai quê gốc tại huyện Định Nam, tỉnh Giang Tây. Ông sinh ra vào thời hoàng đế Tống Huy Tông (1101 – 1126 sau CN). Từ nhỏ ông đã học hành giỏi giang nên Lai Bố Y khi lên 9 tuổi đạt cao trung tú tài. Trước khi trở thành thầy phong thuỷ nổi tiếng Trung Quốc, ông từng làm đến chức Quốc Sư.

Đương thời làm đến chức Quốc Sư, sau bị đại gian thần Tần Cối xàm tấu hãm hại, khiến phải lưu lạc nhân gian, trong bước đường sinh nhai đã từng đi đến mọi vùng Trung Hoa rộng lớn, dùng Phong Thủy cứu dân độ thế, giúp người nghèo, yếu chống kẻ cường hào ác bá, lưu lại nhiều thần thoại điển tích.

Lai Bố Y viết 4 tác phẩm nổi tiếng là: Lý Khí Huyệt Pháp, Thôi Quan Thiên, Thiệu Hưng Đại Địa Bát Linh và Tam Thập Lục Linh. Lại Bố Y cũng là một vị Quốc Sư, cố vấn cho triều đình nhà Tống về Phong Thuỷ. 

Mặc dù được sinh ra trong một gia đình pháp sư, có cha là Lại Đăng Sơn là một thầy Phong Thuỷ nổi tiếng tại vùng Giang Tây nhưng Lai Bố Y lại muốn trở thành một vị Tể Tướng chứ không hứng thú học theo nghề của gia đình. Đồng thời, cha ông cũng không muốn con theo nối nghiệp gia đình mặc dù cũng nhận thấy con của mình có năng khiếu, học hành giỏi giang và có tư chất thông minh.  

Khi cha của Lại Đăng Sơn tức ông nội của Lại Bố Y qua đời thì Lại Đăng Sơn quyết tâm đi tìm một huyệt vị để giúp cho con trai của mình có thể trở thành Tể Tướng. Sau nhiều năm tìm kiếm tầm long điểm huyệt thì Lại Đăng Sơn tìm được một mảnh đất tại phía Bắc tỉnh Quảng Đông (gọi là Việt Bắc), huyện Lạc Bình. 

2. Bí ẩn phong thủy về huyệt mộ của ông nội Lai Bố Y

Sau nhiều năm bỏ tâm sức, Lại Đăng Sơn tìm được mảnh đất có long mạch phong thủy tuyệt diệu. Ông nhận thấy đây chính là mảnh đất đắc cục Cửu Não Phù Dung Trướng (hoa sen 9 cánh) - tốt cho việc học tập tiến bộ, và tốt cho Thuỷ Cục Tham Lang chủ về học hành và trí tuệ. 

bí ẩn mộ ông nội lai bố y

Long mạch xung quanh cục này tạo thành thế huyệt Ban Cưu Lạc Điền Dương (Bồ Câu Đậu Xuống Ruộng). Theo sự tính toán của Lại Đăng Sơn thì huyệt mộ này sẽ giúp cho con cháu đạt được địa vị cao trong xã hội, chỉ đứng dưới một người nhưng trên vạn người (tức địa vị chỉ thua bậc đế vương). Huyệt này hoàn toàn cát lợi, giúp gia tăng trí tuệ, thông minh và tránh mọi hung sát. Trong vòng 3 năm sau khi chôn thì sẽ giúp Lai Bố Y, cháu đích tôn đậu được Trạng Nguyên và sau đó được vua chọn làm Thái Sư. 

Tuy nhiên, nếu muốn đạt được kết quả thì phải chôn cất vào ngày giờ chính xác thì mới đạt được Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hoà để kích hoạt huyệt khí. Khi Lại Bố Y được 17 tuổi, Lại Đăng Sơn chọn được một ngày giờ tốt để cả gia đình cùng phụ chôn cất cha mình tại huyệt tốt đã chọn. Do đó, Lại Đăng Sơn, Lại Bố Y và cả gia đình tiến hành cải táng, đem theo tiểu quách đi. 

Theo sự tính toán của Lại Đăng Sơn thì phải chọn giờ tốt chính xác theo từng khắc (15 phút) của Kỳ Môn Độn Giáp Cầm Độn và phải tiến hành việc chôn cất trong yên lặng. Bởi vì nếu tiến hành chôn cất trong ồn ào hoặc buổi sáng thì sẽ khuấy động chim bồ câu bay mất. 

Không may, khi gia đình đã sẵn sàng chôn cất vào giờ tốt thì một người hầu lại vắng mặt do trốn đi một góc xa để đại tiện. Gia đình Lại Đăng Sơn không có đủ người phụ giúp hạ táng nên bỏ lỡ qua giờ tốt để chôn cất mà phải tiến hành trễ hơn khắc tốt. Ngoài ra, vì gia đình Lại Đăng Sơn phải đi tìm kiếm người nên hô hoán ồn ào, dẫn đến phạm vào cấm kỵ của khuấy động chim bồ câu dẫn đến không đạt được cách cục tốt. 

Kết quả là dù chôn cất tại huyệt tốt nhưng không đúng vào khoảnh khắc mà Lại Đăng Sơn đã tính toán nên khí bị hao tiết, dẫn đến suy giảm kết quả kỳ vọng. Lại Bố Y hỏi cha mình rằng kết quả chôn cất sẽ như thế nào thì nhận được câu trả lời của cha rằng: “Thay vì đạt được Thái Sư thì chỉ đạt được Đại Sư” - tức là con cháu trong nhà chỉ có thể cao nhất là trở thành thầy phong thuỷ thay vì trở thành tể tướng. 

Mộ ông nội lai bố y

Lai Bố Y ban đầu cười và không tin lời dự báo của cha mình và vẫn ứng cử kỳ thi Trạng Nguyên 3 năm sau đó. Khi vào trường thi thì khi đang làm bài thi thì Lại Bố Y nghe tiếng kêu đau đớn của người ở phòng thi bên cạnh. Thì ra thí sinh thi ở phòng bên cạnh tên là Lưu Trọng Đạt, đang bị đau bao tử và Lai Bố Y vốn dĩ cũng học nghề thuốc của gia đình nên ông vội vàng ra tay cứu chữa. Vì tính thương người nên ông cũng làm bài thi cho Lưu Trọng Đạt và do đó không kịp hoàn thành bài thi của chính mình. 

Khi kết quả kỳ thi được công bố thì Lại Bố Y không đậu mà thay vào đó là Lưu Trọng Đạt. Lưu Trọng Đạt sau đó dâng tấu sớ lên cho vua Tống và Lại Bố Y được xét phong cho vị trí Quốc Sư. Lại Bố Y đành phải chấp nhận số phận và dấn thân vào con đường huyền học từ đó.

Như vậy, có thể thấy rằng việc chôn cất cần phải tiến hành vào ngày giờ tốt, chẳng những là trong khung giờ đẹp (2h đồng hồ) mà còn phải đúng từng khắc một. Nhất là vào thời khắc mà theo bàn Kỳ Môn Độn Giáp có thể xuất hiện Hiện Tượng Khắc Ứng đúng theo sự tính toán của thầy phong thuỷ. 

Để có được kết quả tốt nhất đòi hỏi vị thầy Phong Thuỷ phải tinh thông thuật Kỳ Môn Độn Giáp Tam Nguyên Phi Cung cũng như được truyền bộ lịch Tri Nhuận Pháp Lưu Bá Ôn để tính toán Khắc Ứng. Nếu các bạn muốn biết Lại Đăng Sơn đã dùng cục gì, tính toán Kỳ Môn ra sao, có thể đăng ký các lớp học tại TMFS để được chúng tôi hướng dẫn cụ thể.

Một vài chia sẻ,

Nguyễn Thành Phương