Phong Thuỷ bàn thờ Thổ Địa hay bàn thờ Thần Tài, tuỳ vào mỗi nhà sẽ xem xét phong thuỷ và lựa chọn vị trí phong thuỷ để đặt để bàn thờ. Phong thuỷ bàn thờ chúng tôi gặp thắc mắc nhiều về vị trí để bàn thờ. Điều này phụ thuộc vào phong thuỷ nhà ở và cách phân cung thích hợp. Làm sao mà vị trí chọn để bàn thờ là tốt nhất cho gia chủ, thuận lợi mọi về.
Phong Thuỷ bàn thờ Thổ Địa chúng tôi còn gặp câu hỏi là thứ tự để vị Thần Tài và Thổ Địa nên đặt vị trí trái phải như thế nào? Vị trí đúng của bày trí đó là Thổ Địa ở bên tay trái và Thần Tài ở bên tay phải, đứng từ trong nhà nhìn ra cửa chính? Vấn đề này rất thú vị và Phong Thuỷ Tường Minh nhận thấy rằng từ xưa đến nay không ai giải thích rõ ràng. Nên nhân ngày Tết sắp đến, chắc chắn trong quá trình quý vị lau chùi, quét dọn ban thờ có thể nhân dịp đó mà đổi chổ cho 2 vị này luôn. Và xin nói luôn là nếu đứng từ trong nhà nhìn ra ngoài đường thì vị trí đúng của Thổ Địa là ở bên trái và vị trí đúng của Thần Tài là ở bên phải như hình chụp chúng tôi đính kèm.
Trước tiên, theo trường phái phong thủy Loan Đầu thì Thanh Long hành Mộc tượng trưng cho sự phát triển về Nhân Đinh, chủ về Dương. Do đó nên Thanh Long tượng trưng cho phương Đông, quẻ Chấn mang ngũ hành là Mộc. Do đó nên tạc tượng đúng của Thổ Địa – vị thần chủ về nhân đinh, gia đạo, an toàn cho gia đình phải là tay trái cầm quạt.
Tay trái cầm quạt là tượng trưng cho Dương, vì Dương Tả Âm Hữu, như ông bà ta thường nói Nam Tả Nữ Hữu (Dương Thanh Long – Âm Bạch Hổ). Dương khí đến từ tay trái Thanh Long - Dương Mộc Chấn – do đó trong Thanh Nang Áo Ngữ, Dương Quân Tùng đã có câu: 左為陽,右為陰 (Tả vi dương. Hữu vi âm).
Như vậy cần có tượng ông Thổ Địa để bảo vệ đất đai, nhà cửa không bị âm khí, vong linh, tà ma ngoại đạo xâm lấn, người nhà vui vẻ, sức khỏe, gia đạo ổn định, con cái thảo hiền. Tức Nhân Đinh phải là yếu tố quan trọng đầu tiên. Ông Thổ Địa thì lúc nào cũng vui vẻ, ngực phanh áo quần lôi thôi, chân không mang giày và vắt chữ ngũ biểu thị lúc cơ hàn, nghèo đói, áo quần không tươm tất, râu ngắn biểu thị cho người nông dân khi còn trẻ, vẫn chưa giàu nhưng vui tươi, lạc quan cố gắng phấn đấu.
Sau đó tại trang thờ cần tượng ông Thần Tài, cầm nén bạc ở trên tay phải, hoặc cầm bằng cả hai tay (số hai chẵn tượng trưng cho âm), vì Bạch Hổ tượng trưng cho Kim Tiền, tượng trưng cho Âm Khí nên bắt buộc phải để tượng Tài Thần ở bên tay phải. Tại sao Dương Mộc lại ở Thanh Long, Âm Kim ở Bạch Hổ? Mặt trời tượng trưng cho Thái Dương mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây nên đó chính là lý do. Thanh Long tượng trưng người đàn ông, sinh khí dồi dào mà sinh được con trai và làm việc không mệt mỏi; Bạch Hổ tượng trưng cho người phụ nữ giỏi việc chi tiêu tiền bạc nên gia đình mới ấm no, bền vững. Vì lẽ đó mà trong Dịch và Bát Tự mới gọi là Thê Tài - vợ cũng chính là tiền.
Trước Nhân Đinh vượng, sau mới có Tài Lộc vượng. Vì lẽ ngày xưa, xã hội Trung Quốc lẫn xã hội Việt Nam thời phong kiến đều lấy nông nghiệp làm trọng, nếu con cháu không đông lấy đâu ra người làm ruộng? Do đó tượng Tài Thần biểu thị người lúc giàu có, quần áo sang trọng, mũ mão lịch thiệp, râu dài, tóc bạc phơ, ngồi nghiêm chỉnh biểu thị là khi về già, sau khi đã gắng sức làm lụng thì có tài sản của cải khi về già nên xem trọng lễ nghĩa mà không ngồi vắt chân chữ ngũ.
Nếu ai tinh ý và đã học qua Huyền Không Phi Tinh sẽ hiểu được thâm ý của người xưa. Tại sao trong Ai Tinh Bàn thì Sơn Tinh lại được quy định là bên trái biểu thị nhân đinh, còn Hướng Tinh lại được đặt bên tay phải biểu thị tài lộc. Không có gì là ngẫu nhiên, nếu người học chịu khó để ý sẽ thấu đáo được triết lý nhân sinh của người xưa.
Trước tiên cần có gia đạo an nhiên, sau thì sẽ vượng tài lộc. Do đó nên tượng Thổ Địa cần đặt bên trái - tức Thanh Long, Thần Tài cần phải đặt tay phải - tức Bạch Hổ mới là hợp đạo âm dương.
Một vài chia sẻ,
Nguyễn Thành Phương